Cách dạy trẻ tiết kiệm, hay dạy con tiết kiệm là một trong những công việc khó khăn và vất vả nhất của cha mẹ. Bởi lẽ nuôi dạy trẻ cần phương pháp và thời gian, không phải ngày một ngày hay bạn có thể khiến một đứa trẻ từ nghe lời, thành tự giác, rồi thành một thói quen. Công việc dạy trẻ tiết kiệm càng trở nên khó khăn hơn gấp bội khi đó là việc dạy trẻ cách sử dụng tiền một cách hợp lý, xa hơn là đầu tư và kiếm tiền từ sức lực của chúng. Vậy những cách dạy trẻ tiết kiệm tiền nào nên được áp dụng cho trẻ. Trong bài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các bạn học cách dạy con tiết kiệm theo từng giai đoạn và đội tuổi khác nhau nhé.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng con về tiết kiệm cho con trẻ.
Trước khi bạn muốn dạy trẻ tiết kiệm bạn cần hiểu đúng về tiết kiệm với trẻ là như thế nào. Có như vậy bạn mới có phương pháp đào tạo, hướng dẫn phù hợp.
Tiết kiệm của trẻ là gì?
Tiết kiệm được hiểu là phần tiền hoặc tài sản được tích lũy theo thời gian, và không dược chi với mục đích tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. tiết kiệm cũng bao gồm việc cất giữ, hạn chế chi tiêu, và cắt giảm chi phí dư thừa. Với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 9 tuổi, chúng chưa thực sự hiểu rõ về các khái niệm tiền, và tài sản. Vì vậy bạn cần từng bước chia sẻ và hướng dẫn trẻ cách sử dụng tiền, và cả các tài sản một cách hợp lý nhất có thể.
Dạy con tiết kiệm như thế nào?
Tùy theo từng độ tuổi khác nhau mà bạn có thể chỉ dạy, hướng dẫn, giám giá, hoặc cố vấn cho con. Bạn không nên cố gắng dập khuôn tất cả các phương pháp mà bạn học được lên con trẻ. Bởi lẽ mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều có tố chất, và mức độ tiếp thu khác nhau. Hãy cố gắng đồng hành, lắng nghe và thấu hiểu con. Từ đó đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng dạy con tiết kiệm không phải chỉ đơn thuần là dạy chúng tích lũy tài sản. Tiết kiệm còn là cách chúng sử dụng những tài sản một cách hợp lý, không vung phí, và nếu có thể hãy để tiền đẻ ra tiền.

1. Cách dạy trẻ tiết kiệm (trẻ từ 3 -> 6 tuổi)
Khi trẻ còn bé đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách và thói quen cho trẻ trong tương lai. Chính vì vậy trong mọi hoạt động giáo dục chúng ta cần hết sức chú ý để có một phương pháp giáo dục hiệu quả. Bạn cần vận dụng nhiều hơn những kỹ năng giao tiếp với con ngay từ khi chúng còn bé. Tùy thuộc vào giới tính và tính cách của trẻ mà chúng ta có thể đưa ra các phương pháp giáo dục tiết kiệm khác nhau. Dưới đây Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng ảnh để dạy trẻ nhỏ nhà mình.
1.1 Dạy trẻ nhỏ tiết kiệm bằng phương pháp làm gương.
Khi con bạn từ 3 đến 6 tuổi thì việc học hỏi và bắt chước diễn ra vô cùng nhanh chóng. Chính vì vậy cách giáo dục tốt nhất dành cho con trẻ chính là việc tạo ra tấm gương của cha mẹ. Hãy cho con bạn thấy thói quen sống tiết kiệm, tiêu xài có kế hoạch của ông bà bố mẹ. Hãy tạo ra các hũ tiết kiệm dành riêng cho bạn và thực hiện việc đó thường xuyên trước mặt con trẻ. Việc thực hiện tiết kiệm trước mặt trẻ sẽ giúp cho trẻ thấy đây là một hành động thường xuyên và hiển nhiên. Con trẻ thường có thói quen bắt chước những hành động của cha mẹ và vô tình bạn đang dạy cho con mình học cách tiết kiệm từ bé. Bạn cũng cần học cách sử dụng những lời giải thích ngắn gọn dễ hiểu giúp cho con trẻ biết được vai trò của việc tiết kiệm. Như vậy cùng với thời gian khi trẻ lớn lên chúng sẽ học được cách tiết kệm.
1.2 Tạo cho con một kho báu.
Song song với việc làm gương bạn có thể cùng con tạo một kho báu cho riêng chúng. Cha mẹ hãy hướng dẫn con tạo hũ tiết kiệm hoặc nuôi heo đất. Bạn hãy cho phép con tiết kiệm lì xì, hoặc quà bánh khi chúng được tặng hoặc thưởng. Thường xuyên nhắc nhở trẻ nhà bạn việc chú heo đang no, hay đói nói và cách để con có thể làm chú heo no hơn. Như vậy trẻ sẽ học được bài học về tiết kiệm thông qua việc chăm sóc heo đất.
Ngoài việc giúp con tạo ra kho báu riêng của mình và giám sát chúng thực hiện, bạn cũng có thể áp dụng sở hữu chung kho báu với con. Bạn có thể sử dụng heo đất hoặc các lọ thủy tinh làm kho báu. Sau đó cùng con mỗi ngày gửi tiền tiết kiệm vào trong các kho báu đó. Bạn thực hiện việc này lặp đi lặp lại cho tới khi kho báu đầy. Khi kho báu của bạn và con đã đề hãy cùng con khám phá nó để cho thấy rằng việc tiết kiệm là quan trọng như thế nào.
1.3. Phương pháp tạo hứng thú để trẻ nhỏ tiết kiệm.
Phương pháp dạy con bằng cách tạo hứng thú và treo thưởng không phải lúc nào cũng đúng. Thế nhưng nó lại tỏ ra vô cùng hiệu quả trong nhiều trường hợp vì vậy bạn có thể tham khảo và áp dụng. Thay vì việc bạn cùng con tiết kiệm tiền hoặc quà bánh hãy tạo ra các phiếu thưởng nhỏ. Khi con mong muốn có được một món quà nhỏ có thể sử dụng 1 phiếu thưởng. Và Khi con mong muốn có được những món quà lớn hơn đồng nghĩa với việc con cần nhiều phiếu thưởng hơn. Việc đó sẽ giúp trẻ biết rằng nếu con biết cách tiết kiệm các khiếu con sẽ có được nhiều quyền lợi hơn trong tương lai.
Khi con làm được một việc tốt nào đó hãy phát một phiếu thưởng tương ứng với một phần quà quy đổi mà con thích. Các phiếu thưởng này có thể sử dụng để đổi lấy phần quà hoặc thời gian xem tivi cụ thể. Con cũng cần học cách tiết kiệm những phiếu này để có được những phần thưởng lớn hơn.
1.4 Sử dụng tiết kiệm không vung phí
Như đã chia sẻ ở trên tiết kiệm không đơn thuần là tích trữ tài sản. Tiết kiệm là sử dụng tài sản một cách hợp lý đúng lúc đúng chỗ và không vung phí. Với trẻ nhỏ, hãy dạy cho chúng sử dụng mọi đồ dùng một cách có chừng mực và đúng cách. Hãy làm gương và chỉ cho con sử dụng những món đồ thường ngày của trẻ. Bạn có thể dạy con những việc nhỏ như: Lấy lượng nước vừa đủ uống, không bỏ phí thức ăn, sử dụng nốt chỗ mực tô còn lại, sử dụng những đồ dùng đang còn dùng được,…
Hãy nhớ rằng ở độ tuổi này, làm gương là công thức tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Bạn muốn con bạn làm theo và có thói quen tốt, bạn phải là người làm điều đó trước tiên. Bạn không thể buộc con bạn sử dụng tiết kiệm, vừa đủ nếu bạn không làm điều đó. Hãy khuyến khích con bằng cách cùng con thực hiện những công việc này. Ví dụ. Mẹ và con sẽ cùng vẽ hết chỗ mực này nhé, chúng ta không nên để các bạn ý lẻ loi. Mẹ và con cùng nhặt lại những mẫu chì màu kia để mai dùng tiếp nhé, con không dùng hết các bạn ý các bạn ý sẽ buồn đấy… Tất nhiên những cách dạy trẻ tiết kiệm đầy “thảo mai” này chỉ phù hợp với những bạn nhỏ mà thôi.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội việc làm mới, hãy tham khảo các khóa học từ chuyên gia của chúng tôi ngay nhé. Chúng luôn được giảm giá tới 40% khi bạn truy cập từ đường link này.

2. Cách dạy trẻ tiết kiệm với trẻ từ lớp 1 đến lớp 5
Khi trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 trẻ đã bắt đầu có những suy nghĩ và hành vi riêng. Vì vậy trẻ cần được giáo dục một cách khéo léo, việc đó cho trẻ có thể tự mình đưa ra những quyết định nhỏ. Để có thể giúp trẻ quản lý tài chính và tiết kiệm trong giai đoạn này bạn cần áp dụng một số phương pháp dành riêng. Cách dạy trẻ tiết kiệm ở độ tuổi này thay vì việc làm gương bạn hãy hỗ trợ trẻ đưa ra các quyết định hoặc lựa chọn cho riêng mình.
2.1 Trao quyền lựa chọn giúp dạy trẻ nhỏ tiết kiệm.
Phương pháp trao quyền lựa chọn là một phương pháp thường xuyên được áp dụng trong huấn luyện kiểm soát tài chính cho trẻ. Thay vì ép buộc con làm một việc gì đó hãy đưa ra các lựa chọn khác nhau ứng với số tiền mà con có được. Lúc này bạn bắt đầu trao quyền cho con mua một số đồ với một món tiền nhất định, và hướng dẫn chúng sử dụng tiền đúng cách.
Hãy phân tích cho con về ưu nhược điểm cũng như lợi ích của các món đồ mà con đang muốn mua. Gợi ý cho con về những món đồ mà con đang thích hơn trong tương lai để con biết được cần làm gì để có nó. Từ đó giúp con hiểu rằng nếu con chi tiêu với những món đồ hiện tạ,i rất có thể con sẽ không đủ khả năng để sở hữu những món đồ mà con thích trong tương lai. Với một khoản tiền và 2 món đồ con cũng thích hãy cho trẻ biết món đồ nào là thực sự phù hợp với chúng. Thay vì việc giúp chú đưa ra quyết định Bạn hãy giải thích để chúng hiểu và tự lựa chọn món đồ cho riêng mình.
Quá trình hỗ trợ con ra quyết định sẽ giúp con hình thành tư duy suy nghĩ nghĩ quẩn thận trước khi chi tiền mua sắm. Quá trình hỗ trợ con ra quyết định cần được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục như một thói quen. Có như vậy bạn mới có thể Cách dạy trẻ tiết kiệm trong giai đoạn này.
2.2. Thưởng cho nỗ lực tiết kiệm của trẻ
Cách dạy trẻ tiết kiệm thường được áp dụng đó là thưởng cho những nỗ lực của trẻ. Và ở đây phương pháp là thưởng cho chính nó lực tiết kiệm của chúng. Bởi lẽ thật tự nhiên khi trẻ em có thể mất hứng thú với việc tiết kiệm tiền của mình hoặc trở nên thất vọng khi chúng muốn mua ngay thứ gì đó mà không có đủ tiền tiết kiệm. Bạn có thể khuyến khích trẻ tiếp tục tiết kiệm bằng cách đồng ý khớp với số tiền trẻ đã tiết kiệm trong một vài tuần để giúp con đạt được mục tiêu.
Hãy đưa ra cho trẻ một con số làm mục tiêu để trẻ tiết kiệm. Sau đó hứa với trẻ nếu con đạt được mục tiêu đó thì bố mẹ có thể hỗ trợ con để có được món đồ mà con muốn. Hãy hứa với con con hỗ trợ chúng có được món nếu chúng liên tục thực hiện việc tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy bạn sẽ khuyến khích và hình thành cho trẻ những nỗ lực để tiết kiệm một cách liên tục
2.3 Dạy con cách có được tiền tiêu vặt.
Dạy con cách có được tiền tiêu vặt là một cách dạy trẻ tiết kiệm, với phương pháp huấn luyện tiết kiệm tích cực. Thay vì việc bạn cho con những khoản tiền tiêu vặt định kỳ. Hãy chỉ cho con cách để chúng có được điều đó thông qua những hành động cụ thể. Có nghĩa rằng con của bạn chỉ có được những khoản tiền của chúng khi chúng thực hiệnvà hoàn thành một công việc hoặc việc tốt nào đó.
Bạn có thể yêu cầu con con làm những công việc nhỏ nhỏ phù hợp với lứa tuổi. Hãy thưởng cho chúng một khoản tiêu vặt nếu chúng Thực hiện một số công việc như gấp quần áo, dọn dẹp, rửa bát, dọn chén đũa trước bữa ăn. Việc này giúp trẻ nhận ra rằng để kiếm được tiền trẻ phải bỏ thời gian, công sức. Từ đó trẻ sẽ quý trọng và sử dụng tiền một cách có kiểm soát hơn

3. Cách dạy trẻ tiết kiệm từ lớp 6 đến lớp 9.
Khi con bạn đang ở độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 lúc này chúng bắt đầu hình thành những tư duy sử dụng tiền đầu tiên. Như vậy khi bạn không chỉ là một tấm gương anh một người hướng dẫn mà bạn cần nói chuyện với con về phương pháp sử dụng tiền hợp lý. Vì vậy trẻ vẫn chưa thực sự ý thức hết được vai trò của tiền và sử dụng tiền. Chính bị bệnh các bài học mà bạn có thể dạy con cũng cần phải khéo léo và linh hoạt trong từng tình huống. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách dạy trẻ tiết kiệm ở độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 một cách hợp lý.
3.1 Điều chỉnh quyết định mua sắm của trẻ.
Ở độ tuổi này bạn có thể Buông lỏng một số quyết định mua sắm của trẻ. Vì vậy bạn cần phải liên tục giám sát và điều chỉnh những hành vi này làm sao cho phù hợp nhất. Thay vì việc ép buộc con phải mua những món đồ chúng không thích bạn hãy ít cùng chúng phân tích về mặt lợi, mặt hại của việc mua món đồ nó khi nhận thấy nó chưa thực sự cần thiết. Để có thể có được hiệu quả tốt nhất bạn cũng phải đặt mình vào vị trí của con trẻ. Hiểu được hành vi, suy nghĩ của trẻ ở độ tuổi này mà đưa ra những định hướng phù hợp.
Bạn cũng có thể sử dụng quyền lực của mình để ép buộc trẻ dừng lại hành vi mua sắm quá đà. Tuy vậy bạn không nên thực hiện điều này một cách thường xuyên, chỉ áp dụng thiết quân luật khi thực sự cần thiết. Bạn cũng cần xem xét việc cho con thời gian suy nghĩ về việc có nên mua món đồ đó hay không. Đôi khi mong muốn của trẻ chỉ là nhất thời và sau khoảng thời gian đó sẽ suy nghĩ lại và đưa ra quyết định chính xác hơn. Việc điều chỉnh các quyết định mua sắm của trẻ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và tư duy sử dụng tiền một cách hợp lý.
3.2 Dạy trẻ tiết kiệm có mục tiêu.
Khi trẻ ở độ tuổi này bạn có thể bắt đầu dạy trẻ tiết kiệm có một mục tiêu cụ thể rõ ràng. Bởi lẽ khi này trẻ bắt đầu hình thành những tư duy và suy nghĩ có chiều sâu. Nếu bạn không dạy trẻ cách tư duy và suy nghĩ xa hơn một cách đúng đắn. Rất có thể trẻ có thể có những suy nghĩ lệch lạc, và ngoài tầm kiểm soát.
Hãy dạy cho trẻ cách thiết lập các mục tiêu hợp lý để tiết kiệm. Đồng thời bất kể khi nào trẻ có một mục tiêu đủ lớn Hãy dạy trẻ phương pháp đo lường sự tiến bộ của mình qua thời gian. Liên tục dạy trẻ cách đặt các mục tiêu cao hơn và làm cho nó thường xuyên và trở nên thú vị. Bạn có thể sử dụng các phương pháp biểu đồ hoặc mind Map với các dấu mốc quan trọng. Cuối cùng hãy thưởng cho hành trình tiết kiệm của con bạn.
3.3 Dạy trẻ cách mua sắm.
Ở độ tuổi trung học cơ sở trẻ cần được học nhiều hơn những tư duy về phân tích và ra quyết định. Mới quá trình rèn luyện trẻ tiết kiệm cũng vậy, bạn cần học cách dạy cho trẻ biết phân tích và đưa ra những quyết định mua sắm hợp lý. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về các món đồ công dụng và chương trình khuyến mãi kèm theo. Hãy cho trẻ biết tại sao các món đồ lại có mức giá và chương trình khuyến mãi như vậy. Hãy luôn luôn nhắc trẻ nhớ rằng so sánh táo là việc làm vô cùng cần thiết. Bắt đầu dạy trẻ mua những món đồ thực sự cần thiết, thay vì những món đồ mà mình thích. Dạy cho trẻ cách tiết kiệm trên chính việc mua những món đồ phù hợp. Qua đó có thể tiết kiệm tiền để sử dụng với các mục đích khác, tránh lãng phí cho món đồ hiện tại
3.4 Dạy trẻ sử dụng tiền với nhiều mục đích khác nhau.
Khác với những trẻ ở độ tuổi tiểu học và mẫu giáo; khi trẻ đã trưởng thành hơn đồng nghĩa với việc trẻ phải biết sử dụng thời gian và tiền bạc một cách hợp lý với nhiều mục tiêu khác nhau. Thay vì việc tiết kiệm Chỉ với một mục tiêu duy nhất hãy dạy cho trẻ biết có nhiều việc hơn cần tới khoản tiền tiết kiệm của trẻ. Nếu trẻ chưa thực sự tự tin trong việc sử dụng và quản lý tài chính; bạn hãy hướng dẫn trẻ trẻ tiết kiệm tiền bằng nhiều phong bì khác nhau. Mỗi một phong bì đại diện cho một mục đích sử dụng và thời gian tiết kiệm tương ứng. Dạy cho trẻ biết rằng mỗi mỗi một mục tiêu khác nhau cần có một khoảng thời gian và nỗ lực để hoàn thiện nó khác nhau. Những mục tiêu quan trọng hơn cần có thời gian và nỗ lực lớn hơn để hoàn thành nó. Nếu có thể hãy cho trẻ biết cách đặt trọng số vào những món đồ có mức độ ưu tiên cao hơn.
Nếu có thể hãy dạy trẻ cả cách chia sẻ những những khoản tiền mà chúng tiết kiệm được. Đây là một việc quan trọng nhưng rất nhiều cha mẹ thường quên đi. Việc dạy cho trẻ biết cách tiết kiệm tiền với mục đích chia sẻ, sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt hơn trong tương lai. Đồng thời dạy trẻ biết cách quan tâm sẻ chia khó khăn với cả những người xung quanh. Trước hết là việc chia sẻ khoản tiền tiết kiệm của mình cho những người thân như: Mua quà cho em, ông bà, bạn bè… hoặc các đợt từ thiện nhỏ.

4. Cách dạy trẻ tiết kiệm tiền khi chúng học cấp 3.
Khi con bạn bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành tức là là ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Lúc này con bạn đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ và phong cách sống riêng. Chúng bắt đầu có những suy nghĩ và hành động độc lập hơn so với những định hướng của cha mẹ. Vì vậy thay vì việc cùng con thực hiện các nhiệm vụ hoặc yêu cầu chúng làm điều đó. Bạn có thể áp dụng phương pháp đồng hành cùng con, và cố vấn, mentor cho con. dưới đây là một số Cách dạy trẻ tiết kiệm ở độ tuổi này nhé.
4.1 Dạy con về tầm quan trọng của tiết kiệm tền.
Bạn hãy dạy cho con biết rằng việc tiết kiệm tiền ở thời điểm hiện tại là để chuẩn bị cho tương lai và các mục tiêu dài hạn. Chúng ta không thể biết trước tương lai sẽ xảy ra điều gì vì vậy con cần chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những điều đó. Bà tiền bà tiết kiệm tiền là một trong những việc đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Dạy cho con bạn biết rằng khi con bạn mua những gì chúng muốn, chúng sẽ không thể mua được những thức khi chúng cần. Nếu con bạn bắt đầu xuất hiện những mục tiêu lớn hơn, hãy chỉ cho chúng biết tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền ở thời điểm hiện tại để hoàn thành mục tiêu đó.
4.2 Cách dạy trẻ tiết kiệm bằng phương pháp mở sổ tiết kiệm
Khi con bắt đầu độ tuổi từ 16 đến 18 Lúc này bạn có thể bắt đầu giới thiệu với con về đầu tư và tài chính. Trong đó việc sử dụng các tài khoản tiết kiệm của ngân hàng là điều vô cùng cần thiết. Con có thể sở hữu những khoản tiền lớn vì vậy việc tiết kiệm tiền bằng các phương pháp truyền thống có thể sẽ không còn thực sự phù hợp. Việc mở sổ tiết kiệm tại các tài khoản ngân hàng sẽ giúp con có cái nhìn tốt hơn về tiền bạc. Giải thích cho con hiểu về tiền sinh ra tiền là như thế nào bằng việc có được những khoản lãi suất đầu tiên.
Khi trẻ lớn hơn một chút trẻ cũng nên được làm quen với các loại hình tài chính, các loại thẻ, tài khoản tín dụng ảnh và các phương thức thanh toán khác nhau. Ở độ tuổi này những kiến thức cơ bản về tài chính là vô cùng cần thiết giúp cho trẻ định hình về cuộc sống trong tương lai. Nếu bạn nghi ngại và không chia sẻ cho trẻ về những kiến thức như vậy rất có thể trẻ sẽ không thể tự lập sau tuổi 18.
4.3 Hãy để con dùng tiền và con mắc lỗi.
Như đã chia sẻ ở trên khi con ở độ tuổi từ 16 đến 18 bạn cần là một mentor thay vì là một người giám sát. Hãy định hướng cho con sử dụng tiền một cách hợp lý với những mục tiêu khác nhau. Sau đó hãy để cho con sử dụng tiền để đạt được các mục tiêu đó. Có thể khi con sử dụng tiền cho những hoạt động này và mắc lỗi. Tuy nhiên mắc lỗi là một điều cần thiết trong cuộc sống giúp cho trẻ trưởng thành hơn. Thông qua những lỗi lầm có kiểm soát trẻ sẽ học được nhiều thứ hơn từ cuộc sống. Trả cũng sẽ học được cách sử dụng tiền một cách khôn ngoan hơn. Rất có thể trẻ sẽ học được cách tiết kiệm nhiều hơn sau khi đưa ra những quyết định tiêu tiền không đúng, nhất là khi trẻ đang ở độ tuổi khẳng định mình.
Tất nhiên Hãy dạy cho trẻ biết rằng mọi hành động của trẻ ở thời điểm hiện tại chỉ cần phải chịu trách nhiệm với nó. Đồng thời mọi hành động phải được cân nhắc, kiểm soát và có thể sửa chữa khi trẻ mắc sai lầm. Có như vậy mới giúp trẻ tránh được những sai lầm không đáng có của tuổi trẻ.
4.4 Dạy con cách tiết kiệm tiền bằng phương pháp thảo luận.
Ở độ tuổi từ 16 đến 18 là tuổi mà trẻ muốn khẳng định mình nhất. Vì vậy Thay vì sai khiến bạn hãy cho trẻ được quyền đưa ra những ý kiến và quyết định của mình. Bạn thường xuyên thảo luận về các vấn đề tài chính sử dụng tiền và Quản trị tiền đúng cách. Lắng nghe những tâm tư tình cảm của con từ đó đưa ra những gợi ý và hướng dẫn cho trẻ sử dụng tiền một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể bắt đầu chia sẻ với con về những kế hoạch tài chính của bạn và mục tiêu của bố mẹ mẹ.Việc này sẽ giúp cho trẻ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn trong cuộc sống sau này.
Bạn cần cho trẻ hiểu rằng tiết kiệm là vô cùng quan trọng nhưng tiết kiệm không phải là hà tiện. Tiết kiệm tiền là việc chuẩn bị cho tương lai và sử dụng chúng một cách hợp lý. Chạy cần hiểu rằng tiền bạc là quan trọng nhưng không đặt gánh nặng tiền bạc lên vai chúng ở giai đoạn này.
4.5 Dạy con cách hài lòng với những gì mình có.
Dạy con tiết kiệm không đơn thuần là việc chi tiêu và sử dụng tiền. Dạy con tiết kiệm là dạy cho chúng cách trân trọng và hài lòng với những gì chúng đang có. Khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi trưởng thành chúng thường xuyên so sánh và kỳ vọng lớn hơn so với những gì chúng có. Con của bạn có thể so sánh vật chất với những người xung quanh đặc biệt là bạn bè. Những thứ tưởng được mang ra so sánh như điện thoại, máy tín,h xe cộ, nhà cửa…. Và tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể có điều kiện để đáp ứng tất cả các nhu cầu đó.
Vì vậy việc giáo dục con cái biết trân trọng và hài lòng với những gì đang có là vô cùng cần thiết ở độ tuổi này. Hãy dạy cho chúng hiểu rằng không phải những gì người khác có, chúng ta cũng phải có. Còn nhiều người có cuộc sống không bằng chúng ở thời điểm hiện tại. Mỗi người, mỗi gia đình sẽ có điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau. Chúng cần biết quý trọng, hài lòng và nỗ lực hơn trong cuộc sống
4.6 Dạy con trẻ cách đầu tư.
Song song với việc dạy con trẻ cách tiết kiệm bạn hãy dạy chúng cách đầu tư và kinh doanh nếu có thể. Hãy cho trẻ hiểu rằng ở độ tuổi này học tập vẫn là quan trọng nhất. Tuy vậy việc học và hiểu về kiếm tiền cũng là vô cùng cần thiết. Những bài học về sử dụng tiền cho mục đích kinh doanh và đầu tư là bước đệm, là cơ sở để con bạn trưởng thành hơn. Nhưng nhớ rằng không nên đặt nặng áp lực vào việc tiền sinh ra tiền. Hãy khuyến khích trẻ sử dụng tiền sáng tạo và hợp lý, tất nhiên nó phải trong khuôn khổ cho phép. Quan trọng hơn luôn nhắc trẻ nhớ về công việc chính của chúng là học hành. Bạn cũng không nên ép trẻ phải kinh doanh, phải đầu tư, nếu trẻ không thực sự muốn điều đó. Theo dõi con của mình để phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương lai.
Những nội dung có thể bạn sẽ quan tâm
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm | ||
1 | Niềm tin là gì | |
2 | Bản lĩnh là gì | |
3 | Tự tin là gì | |
4 | Thái độ làm việc là gì | |
5 | Kỹ năng giải quyết vấn đề | |
6 | Cách tạo động lực đội nhóm | |
7 | Cách viết CV |
Tạm kết về Cách dạy trẻ tiết kiệm
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu cách dạy trẻ tiết kiêm. Theo đó dạy trẻ cách tiết kiệm không phải là việc dễ dàng. Tùy theo độ tuổi và mức độ tiếp thu của trẻ mà bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. việc dạy trẻ tiết kiệm cà được thực hiện sớm càng tốt. Bởi lẽ khi trẻ đã lớn khôn việc thay đổi một thói quen một suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức là điều không dễ dàng. Trong bài viết chúng tôi đã chia độ tuổi của trẻ thành nhiều giai đoạn phát triển gồm: Trẻ dưới 6 tuổi, trẻ từ lớp 1 đến lớp 5, trẻ từu lớp 6 đến lớp 9 và trẻ từ lớp 10 đến lớp 12. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ về chủ đề cách dạy trẻ tiết kiệm sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn hơn về cách nuôi dạy trẻ.
Xem thêm: Bí quyết giúp trẻ tự tin hơn 100%