Cách nhận biết người nói dối là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi người khi thực hiện hành vi giao tiếp. Nói dối được chia làm nhiều loại, nhiều mục đích khác nhau. Khi thực hiện hành vi nói dối, mỗi người lại có những biểu hiện riêng, vì vậy chúng ta rất khó để nhận biết người nói dối. Chính vì vậy trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những cách nhận biết người nói dối cơ bản nhất nhé.
Tóm Tắt Nội dung
II. Tổng quan về cách nhận biết người nói dối.
Trong bài viết về Nói dối là gì, tôi đã chia sẻ bản chất của nói dối là “một hành động có chủ tâm, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn”. Nói dối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau. Việc nói dối thường được hiểu với nghĩa tiêu cực. Thế nhưng đôi khi nói dối mang lại lợi ích cho cả người nghe và người nói.
1.1 Những dấu hiệu nhận biết người nói dối cơ bản
Trong nhân tướng học và hành vi người ta nhận thấy rằng có rất nhiều biểu hiện khi một người nói dối. Tùy vào tính cách, nhận thức và sự rèn luyện của người đó trong quá khứ mà mỗi người lại có những cách biểu hiện khác nhau. Đôi khi để phát hiện ra người đối diện có nói dối hay không bạn cần có những trải nghiệm riêng, dựa trên trực giác chứ không đơn thuần qua cử chỉ và hành vi. Dưới đây là bảng mô phỏng một số hành vi thường được bộc lộ khi một ai đó nói dối.
Hãy nhớ rằng có rất nhiều người được rèn luyện họ sẽ không để lộ bất cứ một sơ hở nào khi nói dối. Nhưng ngược lại rất nhiều người đang có biểu hiện của một người nói dối nhưng trong thực tế họ không hề nói dối chút nào. Đôi khi những hành vi mà họ thể hiện là một thói quen hoặc đơn giản là họ ngại giao tiếp, né tránh không muốn trả lời mà thôi.
Cách nhận biết người nói dối qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể | ||
STT | Phương tiện thể hiện sự dối trá | Biểu hiện chi tiết của người nói dối |
1
|
Qua ánh mắt
|
Nhìn vào bàn chân |
Ánh mắt lảng chánh, nhìn lén | ||
Ánh mắt nhìn lên trên | ||
2
|
Qua cử chỉ tay
|
Vô tình chạm vào miệng hoặc che miệng |
Xoa tay hoặc nắm chặt tay | ||
Cầm chặt một đồ vật nào đó | ||
Kéo cổ áo, chạm tay vào cổ hoặc gãi lông mày | ||
Dùng tay gãi cổ, gãi đầu, gãi mũi | ||
3
|
Qua biểu hiện cơ thể
|
Hơi thở thay đổi đột ngột |
Ra mồ hôi rất nhiều | ||
Mím môi, liếm môi hoặc cắn chặt răng | ||
Mô phỏng cảm xúc không trọn vẹn | ||
Tạo nhiều cử động nhỏ dư thừa | ||
4
|
Ngôn ngữ thể hiện
|
Nói lắp, nói lặp từ |
Nói chuyện ngập ngừng | ||
Lặp lại vấn đề đang chia sẻ | ||
Sử dụng câu từ không có nghĩa mơ hồ | ||
Tốc độ nói không ổn định | ||
Hắng giọng, hoặc sử dụng khẩu ngữ | ||
Đưa ra quá nhiều thông tin | ||
Cố gắng lấp khoảng trống thời gian. |
II. Những cách nhận biết người nói dối
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách tổng quanh về những dấu hiệu của người nói dối. Tuy vậy đó chỉ là những dấu hiệu cơ bản, bạn sẽ rất khó để hình dung chúng cụ thể như thế nào. Chính vì vậy bây giờ trinhducduong.com sẽ chia sẻ cho các bạn một cách chi tiết về từng biểu hiện thông qua mô tả và hình ảnh minh họa cụ thể nhé.
2.1. Cách nhận biết người nói dối qua ngôn ngữ thể hiện
Trong giao tiếp ngôn ngữ được xem là công cụ trực tiếp thể hiện nội dung trao đổi. Chính vì vậy chúng cũng biểu đạt một cách rõ nét về con người, suy nghĩ và câu chuyện mà người đối diện dâng chia sẻ. Thông qua ngôn ngữ nói, bạn có thể dễ dàng phát hiện người đối diện có đang nói dối hay không
1. Nói chuyện ngập ngừng
Khi một người đang nói dối họ cần có thời gian để suy nghĩ và tạo ra một câu chuyện phù hợp. Khác với người nói thật, khi người nói thật kể chuyện, đơn giản họ chỉ đang kể lại những gì dã diễn ra trong quá khứ. Trong khi đó người nói đối cần không ngừng tư duy, suy nghĩ, nhằm tạo ra các mắt xích và câu chuyện hợp lý, logic. Chính vì vậy khi họ chia sẻ, họ thường tạo ra những khoảng trống không đều nhau.
Bạn cũng cần lưu ý về tốc độ nói, tông giọng của người đối diện, hãy để ý vào sự đều đặn trong việc họ kể truyện và trả lời câu hỏi. Đôi khi có những người nói chuyện hết sức chậm dãi, điều đó thuộc về tính cách chứ không phải họ đang nói dối
2. Đưa ra quá nhiều thông tin.
Một trong những cách nhận biết người nói đối là dựa trên lượng thông tin mà họ chia sẻ. Một người nói dối thường có xu hướng đưa ra quá nhiều thông tin khi đề cập tới một vất đề. Những thông tin này thường không có giá trị hoặc không liên quan lắm đến chủ đè đề đang được đề cập tới. Có những người lại có xu hướng nói quá những gì đang xảy ra, họ thường thuê dệt nhằm cường điệu hóa vấn đề. Lúc này nếu bạn cảm thấy choáng ngợp với thông tin được đề cập hoặc khác quá xa so với tưởng tượng của bạn thì rất có thể người đối diện đang nói dối.
3. Sử dụng từ ngữ không có nghĩa hoặc mơ hồ
Trong nhiều trường hợp cách nhận biết người nói dối lại thông qua việc nhận thấy có những từ ngữ mơ hồ hoặc không rõ nghĩa. Khi nói dối người ta thường sử dụng những từ thiếu chắc chắn như “có lẽ”, “có thể” để thêm vào lời kể của họ. Người nói dối rất hay mắc phải những lỗi liên quan đến sử dụng từ không có nghĩa. Bởi lẽ khi họ đề cập tới 1 vấn đề không có thật mà chưa đủ thời gian suy xét, họ thường nói nhầm (nhỡ miệng). Sau đó ngay lập tức sửa hay bằng cách thay thế 1 câu khác vào, dẫn đến từ trước đó trở nên vô nghĩa.
4. Lặp lại vấn đề đang chia sẻ
Khi một người cố tình kể sai sự thật họ thường kiểm tra xem phản ứng của đối phương về câu chuyện mà họ chia sẻ. Nếu người đó cảm thấy câu chuyện họ kể chưa thực sự thuyết phục bạn họ sẽ cố gắng lặp đi lặp lại 1 vấn đề, nhằm xác nhận lời nói đó với bạn. Đây cũng là một hình thức phản ứng của não bộ, khi não bộ muốn xác nhận 1 điều gì đó có thực sự chính xác hay không. Việc lặp lại vấn đề và câu nói đặc biệt phổ biến với những câu nói thông dụng.
5. Cố gắng lấp đầy khoảng trống thời gian.
Một trong những kỹ thuật một thường được áp dụng trong giao tiếp đó là tạo ra các khoảng trống thời gian. Việc này được hiểu là khi bạn đang thực hiện giao tiếp và bạn dừng lại một chút. Việc làm gián đoạn cuộc đối thoại khiến đối phương trở nên khó xử, cảm thấy bị áp lực, và liên tục đưa ra những câu chuyện để lấp đầy khoảng trống đó.
Nếu đối phương đang nói dối thì áp lực về khoảng trống thời gian càng lớn. Họ có cảm tưởng như bạn đã phát hiện ra việc họ đang nói dối. Chính vì thế họ sẽ cố gắng đưa thêm thật nhiều lời bào chữa, giải thích để ngắt mạch suy nghĩ của bạn. Và khi họ cố gắng lấp đầy khoảng trống thời gian như vậy, càng có nhiều sơ hở lộ ra.
6. Nói lắp 1 tín hiệu của nói dối
Trong một số trường hợp cách nhận biết người nói dối lại thông qua việc anh ta bỗng nhiên nói lắp. Với một số người việc nói lắp là biểu hiện cơ bản khi họ nói dối. Việc này xảy ra khi họ tự vấn lương tâm giữa sự thật và dối trá, khiến cho bộ phận tín hiệu ngôn ngữ có được kiểm soát.
Tuy vậy bạn có cần nhớ rằng không phải ai nói lắp cũng đang nói dối. Bởi lẽ với nhiều người trong lần giao tiếp đầu tiên họ thường có rất nhiều áp lực vô hình. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến họ nói lắp trong quá trình giao tiếp với bạn.
7. Tốc độ nói không ổn định.
Cho một cuộc trò chuyện bỗng nhiên người đối diện có tốc độ chia sẻ không ổn định. Đây có thể là một biểu hiện cho sự nói dối. Bởi lẽ thay vì kể lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ họ phải tự suy nghĩ và tạo ra các mối logic liên quan cho câu chuyện họ đang kể. Việc vừa phải suy nghĩ vừa phải chia sẻ, khiến việc chia sẻ trở nên không còn trôi chảy, mạch lạc.
Với một số người nếu họ không được chuẩn bị trước họ sẽ ngập ngừng trước khi trả lời một câu hỏi nào đó. Đây cũng là dấu hiệu giúp các bạn nhận biết người đối diện có đang thật lòng hay không. Tất nhiên được im lặng hoặc ngập ngừng khi trả lời Không hẳn là họ đang nói dối. Đôi khi việc chậm trả lời một câu hỏi hỏi là dấu hiệu cho thấy họ đang cân nhắc xem có nên trả lời câu hỏi của bạn hay không. Vì vậy hãy xem dấu hiệu về tốc độ nói của một người khi làm một trong các dấu hiệu để nhận biết việc nói dối mà thôi.
8. Hắng giọng hoặc sử dụng từ cửa miệng
Cách nhận biết người nói dối thông qua hắng giọng hoặc sử dụng từ cửa miệng, là việc theo dõi sự thay đổi trong hành vi chia sẻ của người đối diện. Việc hắng giọng Hoặc sử dụng từ cửa miệng là một cách để trấn an tâm lý khi thực hiện một lời nói sai trái. Nếu một người bỗng nhiên có xu hướng sử dụng nhiều hơn các từ cửa miệng hoặc hắng giọng thì dây là một biểu hiện cho thấy anh ta đang nói dối.
Phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả với những người bạn đã quen biết trước đó. Bởi vì bạn cần phải so sánh hành động hiện tại với thói quen trong quá khứ. Từ đó bạn mới đưa ra một nhận định đúng đắn.
2.2 Cách nhận biết người nói dối qua biểu hiện của cơ thể.
Cách nhận biết người nói dối qua ngôn ngữ của cơ thể là một trong những phương pháp phổ biến và chính xác. Nó giúp bạn xác định ngay lập tức thức tính xác thực của câu chuyện đang được nhắc tới. Bởi lẽ một người có thể sử dụng ngôn ngữ để che lấp đi sự thật, nhưng ngôn ngữ thì rất khó để làm được điều đó. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn cần chú ý thật kỹ với các thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể của người đối diện. Dưới đây là một số cách nhận biết người nói dối có biểu hiện của cơ thể.
1. Ra rất nhiều mồ hôi.
Ra mồ hôi là một cách giúp cơ thể giải tỏa các áp lực và căng thẳng ảnh khi bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh. Khi một ai đó nói dối có nghĩa rằng họ đang tự đưa mình vào trong một tình huống nguy hiểm. Lúc này nó bộ và cơ thể để hoạt động hết công suất, khiến họ ra rất nhiều mồ hôi. Trong dân gian người ta sử dụng từ “toát mồ hôi hột” để chỉ những tình huống ngặt nghèo, nguy hiểm.
Vì vậy trong một cuộc giao tiếp nếu bạn thấy người đối diện có xu hướng đổ mồ hôi nhiều. Trong khi các điều kiện nhiệt độ không quá cao, thì đó là dấu hiệu của việc họ đang che dấu sự thật.
2. Mô tả cảm xúc không trọn vẹn.
Bạn không cần phải là một chuyên gia về ngôn ngữ học, nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể phát hiện việc đối phương có nói dối hay không thông qua cảm xúc mà họ thể hiện. Với một người bình thường khi họ nói dối rất khó để có thể đồng bộ giữa cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể và lời nói của họ.
Theo lẽ tự nhiên khi ai đó đang kể lại một câu chuyện trong quá khứ cảm xúc của họ thường có xu hướng đồng bộ với lời nói. Nếu bạn phát hiện nét mặt hoặc cử chỉ cơ thể có sự sai khác so với lời nói. Thì rất có thể đây là một lời nói dối từ người đối diện. Tất nhiên bạn cũng cần phải chú ý tới các hành động e thẹn ngại ngùng trong các buổi học đầu tiên. Bởi lẽ, đây là biểu hiện thường thấy chứ không phải biểu hiện của người nói dối.
3. Hơi thở thay đổi đột ngột.
Một trong những cách nhận biết người nói dối đó là việc thông qua sự thay đổi về hơi thở. Khi một ai đó cần tập trung suy nghĩ nghĩ cũng với cảm giác lo lắng, sẽ khiến họ trở nên thở gấp. Bởi lẽ lúc này này nó bộ hoạt động nhiều hơn tim đập nhanh hơn họ cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho các hoạt động ảnh đó của cơ thể.
4. Cách nhận biết người nói đối thông qua nụ cười.
Nếu nói tới cách nhận biết người nói dối mà không nhắc tới nụ cười là một sai sót rất lớn. Một nụ cười chân thành cho thấy đối phương đang rất thật tâm. Điều ngược lại chứng minh rằng họ đang nói dối. Một nụ cười kỳ quái và gạo phản ánh tâm lý đối phó chó và chiêu trò.
Một số hành vi của nụ cười mà bạn có thể chú ý như: Gượng gạo, cười nhiều, … Lợi dụng việc thay đổi hành vi thông qua nụ cười có thể giúp bạn nhận diện lời nói của đối phương chính xác hơn.
2.3 Cách nhật biết người nói dối thông qua cử chỉ tay.
1. Đặt ngón tay vào miệng
Khi nói dối, mọi người thường thấy mình cảm thấy quen thuộc chủ yếu là bình tĩnh và tăng sự tự tin. Kỹ năng giao tiếp của những kẻ nói dối thường rất bất thường. Bạn có thể thấy hình ảnh đặt ngón tay vào miệng theo nhiều hình thức khác nhau. Nhưng thường ngón cái và ngón tay trỏ chạm nhẹ. Hành động này tạo ra cảm giác an toàn.
Thông qua các biểu hiệu ở trên bạn có cách nhận biết người nói dối cho riêng mình chưa? Nếu có ý kiến nào khác có thể đóng góp với bình luận phía dưới bài viết nhé. Xin cảm ơn!
2. Xoa hai bàn tay với nhau.
Trong ngôn ngữ cơ thể việc xoa hai bàn tay với nhau đâu là biểu hiện của việc tìm kiếm một cảm giác an toàn. Nếu trong điều kiện bình thường mà ai đó thực hiện hành vi xoa hai bàn tay với nhau, điều này thể hiện họ đang lo lắng và bồn chồn.
Trong một cuộc giao tiếp, nếu có sự thay đổi đột ngột giữa một trạng thái cảm xúc bình thường sang một trạng thái lo lắng. Thì đây là biểu hiện rõ ràng của việc đối phương đang muốn che giấu một điều gì đó. Việt nắm chặt 2 tay với nhau, cũng tương tự như xoa tay vậy. Nó cũng biểu hiện cho sự lo lắng, bất an.
3. Cầm chặt đồ vật.
Cách nhận biết người nói dối tiếp theo là dựa trên hành động cầm chặt một đồ vật nào đó. Đây là một hành động tìm kiếm một điểm tựa về mặt tinh thần và thể xác. Nếu một ai đó trong trạng thái bị động thiếu an toàn, thường có xu hướng tìm kiếm một điểm tựa để che chắn ăn và bảo vệ bản thân.
Khi người đối diện nói dối họ thường cố gắng để tìm kiếm một cái gì đó để bám vào, tạo điểm tựa. Một số đồ vật thường được sử dụng như ghế, bàn, tường, chai nước,…1. Che miệng lại
4. Che miệng lại – Cách nhận biết người nói đối
Có thể bạn nghĩ rằng những điều này là nhảm nhí. Những hành động này quá quen thuộc mỗi ngày không thể được coi là một hành động ẩn náu. Nhưng bạn biết bởi vì nó quá quen thuộc nó đã trở thành điểm yếu của kẻ nói dối. Vô thức nói, bộ não luôn xác minh tính chính xác của vật chất. Cảm nhận bàn tay che miệng để giữ bí mật.
Cách nhận biết người nói dối ở người lớn. Có thể dưới hình thức một bàn tay hoặc hai ngón tay che miệng. Hoặc có thể được thay bằng cách ho và che miệng . Điều này cũng có thể xuất hiện trong người bạn đang nghe. Ngụ ý sự nghi ngờ về tính chính xác của những gì bạn đang trình bày. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của bạn đến thái độ của người nghe đối với việc trình bày.
5. Cách nhận biết người nói dối thông qua hành động dụi mắt
Bạn có biết về 3 con khỉ, một che mắt, một tai che phủ, một cái che miệng? Như tôi nhớ, người ta không biết rằng nó được bắt nguồn từ 400 năm trước trong một bức tranh tại Đền Toshogu ở Nhật Bản. Tai bị bóp nghẹt tên là Kikazaru ngụ ý “không lắng nghe cái xấu”. Che miệng mình như Iwazaru có nghĩa là “đừng nói những điều xấu”. Bị mù quáng bởi Mizaru có nghĩa là “không nhìn xấu”.
Chúng ta cũng vậy, khi người nói vô tình đưa tay lên mắt. Hoặc chạm nhẹ vào mí mắt. Ở nam giới, đôi khi bạn có thể thấy hành động là đôi mắt rất sắc bén và quay đi khi lời nói dối trắng trợn. Cách nhận biết người nói dối thông qua giụi mắt.
6. Vuốt tai, sờ, gãi mũi
Không giống như con khỉ Kikazaru. Con người không che tai của họ, nhưng thay vì sử dụng bàn tay của họ để vuốt tai. Hoặc xung quanh tai, cho thấy sự bất an trong lời nói. Cách nhận biết người nói dối khi họ bối rối không biết nói như nào.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thính giác và Hương vị ở Chicago phát hiện ra rằng. Khi một hóa chất gọi là catecholamine đang được gắn vào các mô, các mô bên trong mũi sẽ mở rộng và huyết áp tăng lên. Hai yếu tố này làm cho các dây thần kinh bên trong mũi ngứa. Làm cho kẻ nói dối chạm vào mũi để làm dịu ngứa, được thực hiện rất nhanh chóng một hoặc hai lần.
Nhà thần kinh học Alan Hirsch và bác sĩ tâm thần Charles Wolf đã phân tích lời khai của Bill Clinton. Trước một bồi thẩm đoàn về mối quan hệ của ông với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy Bill Clinton hiếm khi chạm vào mũi anh khi nói sự thật. Nhưng khi anh nói dối anh liên tục chạm vào mũi mỗi 4 phút. Hành động gãi mũi thường được người nghe sử dụng khi họ cảm thấy câu chuyện của người nói có vấn đề. Đấy là cách nhận biết người nói dối của các nhà y học.
7. Hay gãi cổ là biểu hiện của sự nói dối.
Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của những người nói dối. Biểu hiện gãy cổ gãi gáy là biểu hiện khi có sự ngại ngùng. Một người nói dối thường có xu hướng ngại ngùng với chính những gì họ nói ra và với người đối diện. Chính vì điều này dẫn tới hành động gãy cổ của họ một cách vô thức.
Việc sử dụng ngón trỏ của tai để làm xước cổ của lưng cho thấy sự không chắc chắn. Cử chỉ này thường xảy ra ở những người có thái độ trung lập, lập trường không ổn định. Lies như “Tôi thực sự biết làm thế nào bạn cảm thấy ngay bây giờ!” Có thể thấy đằng sau chấn thương là hành động gãi cổ.
8. Kéo cổ áo, cà vạt
Desmond Morris là người đầu tiên khám phá những lời nói dối kèm theo cảm giác ngứa ở một số vùng da như cổ và mặt. Kẻ nói dối thường thấy nóng ở cổ khiến cổ áo mở ra. Hành động kéo cổ áo cũng thường xuất hiện khi ai đó tức giận hoặc sắp ném một “cuộc chiến”. Cách nhận biết người nói dối qua hành động.
Khi một ai đó đó trong cuộc trò chuyện có xu hướng đưa tay lên cổ áo hoặc cà vạt lắc qua lắc lại. Thì đây là một trong những biểu hiện cơ bản và tiêu biểu nhất của người nói dối. Giống như chia sẻ ở trên về phần đồng bộ giữa ngôn ngữ và hình thể, bạn được chia sẻ rằng một người thường có xu hướng tạo ra các cử chỉ cơ thể đồng bộ với lời nói. Hành động vô thức đưa tay lên cổ hoặc cà vạt để chỉnh qua chỉnh lại cho ngay ngắn, ứng với việc cố gắng uốn nắn lời nói sao cho hợp logic nhất.
2.4 Cách nhận biết người nói dối thông qua ánh mắt.
Nếu được hỏi về cách nhận biết người nói dối nào hiệu quả nhất, có lẽ phương pháp nhận biết thông qua ánh mắt sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Bởi lẽ ánh mắt là Cửa Sổ Tâm Hồn là nơi phản ánh một cách chính xác về cảm xúc chúc và suy nghĩ của người đối diện. Nếu bạn có thể để đọc được cảm xúc thông qua ánh mắt thì bạn có thể dễ dàng nhận biết được người đối diện có nói dối hay không.
1. Ánh mắt đảo liên tục thiếu tập trung.
Việc ánh mắt đảo liên tục không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đối diện, mà đây còn là biểu hiện của sự sự không trung thực. Khi một ai đó có xu hướng đảo mắt liên tục đó là biểu hiện của sự lãng tránh, không đối mặt với sự thật.
Những người nói dối thường có xu hướng né tránh ánh mắt của người đối diện. Họ sợ rằng khi nhìn vào mắt của người đối diện họ sẽ có cảm giác tội lỗi với chính bản thân mình. Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng phản ánh rằng người đối diện đang nói dối. Việc đưa ra một nhận định còn tùy thuộc vào thói quen và tính cách của người mà bạn đang giao tiếp.
2. Ánh mắt nhìn lên trên
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc nhìn lên trên là biểu hiện của sự sáng tạo. Khi một ai đó có xu hướng ảnh nước mắt lên phía trên hoặc nhìn lên trần nhà, thì có nghĩa rằng họ đang nói chuyện bằng sự tưởng tượng. Đây là một hành động vô thức như phản ánh một cách chính xác về việc người đối diện có nói dối hay không. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn hãy cố gắng quan sát ánh mắt của đối phương sẽ giúp bạn nhận diện tốt hơn.
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm | ||
1 | Niềm tin là gì | |
2 | Bản lĩnh là gì | |
3 | Tự tin là gì | |
4 | Thái độ làm việc là gì | |
5 | Kỹ năng giải quyết vấn đề | |
6 | Cách tạo động lực đội nhóm | |
7 | Cách viết CV |
2. Tạm kết về cách nhận biết người nói đối.
Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề cách nhận biết người nói dối. Theo đó có rất nhiều biểu hiện khác nhau khi ai đó thực hiện hành vi nói dối. Mỗi dấu hiệu là đặc trưng riêng, chúng có thể đúng với người này nhưng chưa chắc đúng với người khác. Việc đưa ra nhận định 1 ai đó có nói dối hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh, tính cách của từng người. Có những người có khả năng che dấu sự dố trá rất tài tình. Vì vậy bạn cần không ngừng học hỏi, giao tiếp thật nhiều, để cải thiện khả năng nhận diện người khác.
Mong rằng với những chia sẻ ngắn như vậy của tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích phục vụ công việc và cuộc sống của mình