Chi phí bán hàng là gì? 8 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là gì? Với những bạn bắt đầu tìm hiểu về kinh doanh thì đây là một khái niệm khá mới. Bởi lẽ các bạn rất hay nhầm lẫn giữa chi phí bán hàng với chi phí chung của doanh nghiệp. Về bản chất chi phí bán hàng là một khoản chi phí nhỏ trong chi phí tổng. Chi phí chung, chi phí tổng hay gọi tắt là chi phí, là tất cả các khoản chi của doanh nghiệp. Trong khi chi phí bán hàng chỉ là khoản chi phục vụ cho hoạt động bán hàng mà thôi. Vậy tại sao chi phí bán hàng lại quan trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Hãy để bài viết sau của Trịnh Đức Dương Blog giải đáp thật chi tiết cho bạn.

Tóm Tắt Nội dung

1. Chi phí bán hàng là gì?

Trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm chi phí của doanh nghiệp, và chi phí bán hàng trong hoạt động kinh doanh. Theo đó chi phí hay chi phí của doanh nghiệp là một khái niệm để chỉ tất cả những khoản đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc buôn bán của mình. Khái niệm chi phí này thường được sử dụng khi tính toán doanh thu và lợi nhuận của 1 doanh nghiệp. Tức là lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí. Thế nhân chi phí bán hàng lại là một khoản chi phí hoàn toàn khác Nó là một phần nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng (Selling expenses) là khoản chi phí được sử dụng nhằm mục đích xây dựng quy trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng.. Chúng bao gồm các khoản chi phí cơ bản như: Cơ sở vật chất, lương, khấu hao và bảo hành. Điều quan trọng là xác định chi phí bán hàng chính xác để đảm bảo định giá sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết lập ở các cấp cung cấp tỷ suất lợi nhuận gộp phù hợp. Đưa doanh nghiệp vào vị trí để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách quản lý chi phí trên cao . Các mặt hàng phổ biến nhất được bao gồm trong Chi phí bán hàng là lao động trực tiếp. Vật liệu trực tiếp và phân bổ trên không.

1. Các khoản chi phí trong chi phí bán hàng.

Như đã chia sẻ ở trên chi phí bán hàng gồm rất nhiều các khoản chi phí khác nhau phục vụ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn chúng ta sẽ điểm qua một số khoản chi phí bán hàng.

2. Chi phí nhân viên:

Yếu tố con người trong hoạt động bán hàng là một yếu tố quan trọng và quyết định đến hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp. Vì vậy khoản chi phí bán hàng đầu tiên thường được nhắc tới là chi phí để trả lương cho nhân sự phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhân viên phục vụ trong quy trình bán hàng bao gồm: nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên đóng gói, nhân viên vận chuyển,… Chi phí dành cho nhân viên chủ yếu là chi phí cho lương, thưởng, và các chính sách về bảo hiểm xã hội.

3. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng.

Không chỉ có chi phí nhân viên mà chi phí cho đồ dùng dụng cụ phục vụ bán hàng cũng là một khoản chi phí lớn. Một số loại dụng cụ đồ dùng được sử dụng trong quá trình bán hàng như: đồng phục, trang thiết bị bảo hộ, phương tiện đi lại. máy móc phục vụ cá nhân, công cụ hỗ trợ khác,… Khoản chi phí cho dụng cụ đồ dùng Phục vụ bán hàng có thể được tái sử dụng hoặc sử dụng một lần tùy thuộc vào đặc thù công việc. Với mỗi một ngày khác nhau thì khoản chi phí đầu tư này cũng khác nhau rất nhiều.

5. Chi phí bao bì vật liệu.

Khoản chi phí bán hàng tiếp theo phải kể đến là chi phí bao bì vật liệu. Đây là khoản chi phí sử dụng nhằm mục đích giữ gìn và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Nhìn chung tất cả các các vật liệu sử dụng ngoài sản phẩm được sản xuất ban đầu đều được liệt kê vào chi phí bao bì và vật liệu phụ trợ. Tùy thuộc vào các quy định của doanh nghiệp mà chúng ta có thể ghép một số công cụ hỗ trợ đặc thù vào chi phí bao bài và vật liệu.

6. Chi phí khấu hao.

Với các doanh nghiệp có lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thì chi phí khấu hao là một khoản chi phí khổng lồ và cần phải chú ý. Chúng phản ánh khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc trễ hẹn giao hàng tồn kho của sản phẩm, hàng hóa. Thời gian tồn kho của sản phẩm càng lớn thì chi phí khấu hao càng nhiều. Những sản phẩm bị loại bỏ bỏ hoặc tiêu hủy cũng được tính trong phần chi phí khấu hao của sản phẩm.

Ngoài ra phần Chi phí khấu hao còn thể hiện ở các tài sản cố định. Theo đó các chi phí như cửa hàng, bến bãi phương tiện bốc dỡ vận chuyển, các công cụ hỗ trợ đo lường, tính toán cũng được xem là chi phí khấu hao. Chúng ta định nghĩa chúng là chi phí khấu hao tài sản cố định bởi vì những loại tài sản này được đầu tư một lần. Khoản chi phí đầu tư này được chia nhỏ vỏ trong suốt vòng đời sử dụng của chúng.

7. Chi phí bảo hành.

Với một số sản phẩm dịch vụ cần bảo hành thì chi phí bảo hành cũng là một phần chi phí bán hàng cần lưu tâm. Bởi lẽ không có một sản phẩm nào không phát sinh ra lỗi trong quá trình sử dụng. Nhà sản xuất và bán hàng luôn phải dự tính một khoản chi phí phục vụ cho quá trình bảo hành bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy khoản chi phí bảo hành này ở các đồ điện tử điện lạnh.

8. Các khoản chi phí phát sinh.

Ngoài các khoản chi phí đã nêu ở trên thì trong hoạt động bán hàng có rất nhiều các khoản chi phí phát sinh khác. Các khoản chi phí phát sinh này không xảy ra thường xuyên nhưng nó cũng đóng góp trong phần chi phí mà doanh nghiệp phải trả. Một số khoản chi phí phát sinh phải kể đến như hoạt động tiếp khách, chi phí quảng cáo, các hoạt động tại chỗ,…

Định nghĩa chi phí bán hàng là gì
Định nghĩa chi phí bán hàng là gì? Bạn còn nhớ chứ

Những Yếu tố tạo nên chi phí bán hàng là gì.

Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tạo nên chi phí bán hàng. Tùy vào cách phân loại và đặc thù của ngành nghề mà chúng ta có những cách để phân loại yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản tạo nên chi phí bán hàng của doanh nghiệp phải chúng ta cần lưu tâm.

Thứ nhất: Lao động trực tiếp.

Yếu tố đầu tiên tạo nên chi phí bán hàng là khoản chi phí lao động trực tiếp. Đây là khoản chi phí của tất cả nhân viên nhà thầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Ngoài ra khoản chi phí này còn bao gồm thuế biên chế các quyền lợi như: Bảo hiểm y tế, y khoa, nha khoa hoặc bất kỳ một phúc lợi nào mà nhân viên có thể nhận được từ doanh nghiệp. Các khoản chi phí ý lao động trực tiếp còn liên quan đến việc bồi thường giữ chân nhân viên trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các dịch vụ hoặc sản xuất sản phẩm đều được đưa vào lao động trực tiếp.

Thứ 2: Tài liệu hay tài nguyên trực tiếp:

Các tài liệu trực tiếp cũng phản ánh các nguồn dễ nhận biết trong các doanh nghiệp bán lẻ hoặc sản xuất. Chi phí của các vật liệu đi vào việc tạo ra một mảnh hàng tồn kho được coi là vật liệu trực tiếp. Chi phí bán hàng là gì?. Các chi phí này được tích lũy để xác định giá trị khoảng không quảng cáo và thường không được hiển thị riêng biệt với mục khoảng không quảng cáo. Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp dịch vụ mà hóa đơn dựa trên thời gian và vật liệu. Những tài liệu đó sẽ được đưa vào các tài liệu trực tiếp.

Những tật xấu khi thuyết trình 2

Thứ ba: Tính phân bổ cao.

Phân bổ trên cao có thể bao gồm một số mục khác nhau. Tùy thuộc vào doanh nghiệp và ngành của doanh nghiệp. Một phân bổ điển hình là chi phí của các nhà quản lý giám sát nhân viên lao động trực tiếp. Những người quản lý này có thể không làm việc trực tiếp trên sản phẩm. Nhưng rất cần thiết cho sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ. Một ví dụ khác về phân bổ trên không là phí thương gia. Cũng là một chi phí biến trực tiếp liên quan đến các giao dịch bán hàng cụ thể.

Du lịch cũng có thể được phân bổ dưới dạng chi phí trực tiếp nếu nhân viên đang đi du lịch cho các dự án khách hàng cụ thể trong một doanh nghiệp dịch vụ. Chi phí bán hàng là gì?. Về cơ bản, các mục phân bổ trên không được xác định là bất kỳ chi phí nào. Liên quan trực tiếp đến việc tạo doanh thu. Đây không phải là nhầm lẫn với chi phí bán hàng và tiếp thị. Có liên quan đến nhận thức về thương hiệu và mua lại khách hàng và không được bao gồm trong Chi phí bán hàng.

Thứ tư: Chi phí bán hàng là chi phí biến đổi.

Chi phí bán hàng là các chi phí biến đổi liên quan đến việc tạo doanh thu. Nếu chi phí được phân bổ không chính xác, nó sẽ gây khó khăn cho việc định giá đúng sản phẩm và dịch vụ. Chi phí bán hàng là gì?. Nếu giá quá cao, lợi thế cạnh tranh sẽ bị xói mòn; nếu giá quá thấp, biên lợi nhuận gộp sẽ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia tại TGG Accounting có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển các mô hình chi phí trực tiếp chính xác và đầy đủ. Dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp luôn cao hơn.

Cách để tiết kiệm chi phí bán hàng.

Để có thể tối ưu hóa được lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc tiết kiệm chi phí bán hàng là vô cùng cần thiết. Tiết kiệm chi phí bán hàng không phải là việc cắt giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí. Điều quan trọng với một doanh nghiệp là cân bằng giữa chi phí doanh thu và lợi nhuận. Một doanh nghiệp hoạt động tốt cần đảm bảo các yếu tố để để quá trình bán hàng được thuận lợi. Đồng thời phải quản lý được chi tiêu để hoạt động đó lại doanh thu tối đa. Dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiết kiệm chi phí bán hàng.

Cách 1: Áp dụng công nghệ trong hoạt động bán hàng.

Như đã chia sẻ ở trên chi phí cho hoạt động nhân sự là vô cùng lớn. Vì vậy để có thể tiết kiệm chi phí bán hàng, doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào hoạt động bán hàng. Việc áp dụng công nghệ xảy ra ở hai khía cạnh cơ bản bao gồm quản lý và công nghệ phục vụ bán hàng. Ta thường thấy khi áp dụng công nghệ thông tin vào Logistic là hai mảng được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng. Nhưng việc áp dụng công nghệ vào trong hoạt động bán hàng không phải là điều dễ dàng. Thông thưởng chi phí cho các hoạt động đổi mới là rất lớn. Việc sử dụng công nghệ như thế nào Và bao giờ phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực và định hướng của lãnh đạo doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có một doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có một biện pháp cụ thể và chi tiết theo từng giai đoạn. Trong đó yếu tố dễ dàng thay đổi nhất là thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên. Hãy để cho nhân viên của bạn luôn có một tinh thần tiếp nhận các kiến thức và công nghệ mới. Việc áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật vào hoạt động bán hàng cần thực hiện dứt khoát và quyết liệt. Có nghĩa rằng khi có một hoạt động thay đổi nào đó bạn cần làm triệt để nó và đạt được kết quả thực sự. Lúc này bạn mới chuyển sang các các mảng các phần khác của hoạt động này. 

Cách 2: Tăng cường giám sát tài chính.

Để tiết kiệm chi phí bán hàng, doanh nghiệp cần có một một kế hoạch tài chính đầy đủ và rõ ràng. Kế hoạch tài chính của bạn càng chi tiết rõ ràng bao nhiêu thì thì bạn càng tiết kiệm được chi phí bấy nhiêu. Bởi lẽ càng nhiều các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh càng khó kiểm soát và tốn kém. Thông qua việc kiểm soát tài chính ảnh doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

Đối với các khoản chi phí liên quan đến đến công cụ và vật liệu thu doanh nghiệp cần xây dựng được định mức tiêu hao về vật tư. Ai cũng hiểu rằng trong quá trình bán hàng luôn có những thay đổi. Điều này dẫn đến việc thay đổi trong các khoản đầu tư về công cụ và vật liệu. Việc cải tiến quy trình, vật tư phục vụ bán hàng cũng thường xuyên xảy ra. Nhưng là một nhà quản trị bạn cần có tầm nhìn xa và kiểm soát, và khống chết chúng ở một mức cho phép.

Cách 3: Áp dụng phương pháp phân bổ chi phí bán hàng.

Để có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng bạn cần áp dụng phương pháp phân bổ chi phí bán hàng một cách hợp lý. Việc phân bổ chi phí bán hàng theo từng giai đoạn càng chi tiết cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp càng tiết kiệm được chi phí bấy nhiêu. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà việc phân bổ chi phí bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số tối đa hóa lợi nhuận cuối kỳ của doanh nghiệp. 

Theo đó chúng ta có một công thức để tính chi phí và phân bổ chi phí như sau: HTKCK = TCPPB / TTTTK * TTTCK/ CPBHĐK. (Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ – Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn tồn đầu kỳ + Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ – Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn tồn cuối kỳ.) Thông qua công thức này chúng ta có thể xác định được chi phí bán hàng phải phân bổ theo kỳ kỳ của doanh nghiệp bằng công thức: Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ – Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn tồn đầu kỳ + Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ – Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn tồn cuối kỳ.

Hãy tham khảo thêm những nội dung dưới đây nhé

Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm
1 Truyền thông là gì
2 Thương hiệu cá nhân là gì
3 Văn hóa doanh nghiệp là gì
4 Kỷ luật bản thân là gì
5 Hành vi khách hàng là gì
6 Cách viết CV

Tạm kết về chi phí bán hàng là gì.

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về chi phí bán hàng là gì Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng cũng như phương pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí bán hàng hiệu quả. Mong rằng vừa chia sẻ nhắn của chúng tôi sẽ giúp bạn có một cách nhìn tổng quan hơn về chi phí bán hàng. Qua đó giúp bạn vận hành doanh nghiệp tốt hơn bà mang lại nhiều lợi nhuận.

Trong quá trình biên tập nội dung này có thể tồn tại những sai sót vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ độc giả. Trang sẽ cố gắng ảnh đọc tiếp thu và hiệu chỉnh bài viết để tạo ra những nội dung chất lượng nhất gửi tới các bạn.