Chi phí cố định là gì? Tại sao bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần quan tâm đến chi phí cố định. Chúng được phân thành những loại nào vai trò và ý nghĩa của chúng trong hoạt động kinh doanh là gì? Trong bài viết này trinhducduong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về khái niệm chi phí cố định cũng như các vấn đề xung quanh của nó.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng quan về chi phí cố định.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của các nhà quản trị. Chúng không chỉ làm thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu nhân sự giá thành sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến đến chiến lược của doanh nghiệp. Chi phí được chia làm hai loại bao gồm: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Từ cái tên chúng ta cũng có thể hình dung ra được chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo thời gian. Trong khi đó chi phí biến đổi là loại chi phí có sự thay đổi phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp vào mỗi thời điểm. Nhưng trên thực tế khái niệm này còn khá sơ sài vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách đầy đủ chính xác về nó.
Khái niệm về chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định (Fixed cost) được hiểu là loại chi phí không bị tác động bởi bất kỳ một hoạt động nào khác trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng không tăng lên, cũng không giảm đi khi có sự thay đổi về quy mô, sản lượng, hay doanh số trong một phạm vi phù hợp. Các loại chi phí cố định thường thấy như bảo hiểm, lương, phí thuê nhà, khấu hao tài sản cố định ảnh chi phí quảng cáo,… Chi phí cố định có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các yếu tố then chốt khi nghiên cứu về kinh tế học Vi mô
Các đặc trưng cơ bản của chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định có 2 đặc trưng cơ bản bao gồm: Chi phí cố định không cố định vĩnh viễn, và chúng bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản.
Chi phí cố định không cố định vĩnh viễn
Theo định nghĩa thì chi phí cố định là phần chi phí không bị tác động bởi các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thế nhân đặc trưng cơ bản nhất của chi phí cố định đó là chúng không cố định vĩnh viễn. Chi phí cố định sẽ thay đổi khi doanh nghiệp có những thay đổi mang tính đột phá. Có nghĩa rằng khi doanh nghiệp thay đổi quy mô và cơ cấu đến một mức độ nào đó cũng làm phát sinh các khoản chi phí cố định. Ví dụ doanh nghiệp A thuê một cửa hàng với chi phí cố định hàng tháng 100 triệu đồng. Khi mở rộng sản xuất kinh doanh, Cửa hàng thuê thêm gian bên cạnh với chi phí 50 triệu. Lúc này chi phí cố định đã có sự thay đổi từ 100 thành 150 triệu cho 1 điểm bán.
Chi phí cố định bao gồm cả khấu hao:
Các khoản chi phí cố định phát sinh do đầu tư ban đầu vào nhà xưởng máy móc thiết bị sẽ được xem là chi phí khấu hao. Có nghĩa rằng khoản chi phí này sẽ được chia đều cho một mốc thời gian nhất định. Chi phí khấu hao có thể được tính theo tháng quý năm tùy vào từng sản phẩm và quy định của doanh nghiệp. Chúng sẽ được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp đó để tính lợi nhuận theo thời gian.
Ví dụ: Một cỗ máy được mua với giá 1 tỷ và dự tính sẽ sử dụng trong 5 năm. Lúc này Chi phí khấu hao của cỗ máy trong một năm là 200 triệu. Chi phí khấu hao trong 1 tháng ảnh sẽ là 16.6 triệu đồng. Có nghĩa rằng chi phí cố định (khấu hao) mà doanh nghiệp phải chịu trong một tháng là 16,6 triệu.
Nếu bạn đang chuẩn bị tìm kiếm một công việc mới, hãy tham khảo cách viết CV ấn tượng chinh phục mọi nhà tuyển dụng nhé
Ý nghĩa của chi phí cố định đối với doanh nghiệp.
Chi phí cố định là khoản chi phí mà không có một doanh nghiệp nào có thể tránh được. Chúng có sự ảnh hưởng to lớn và tác động đến nhiều yếu tố trong quản trị doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi về chi phí cố định sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, giá sản phẩm, khả năng thu hồi vốn và áp lực doanh số.
Nếu một doanh nghiệp có mức đầu tư cho chi phí cố định cao, nhưng sản lượng thấp. Lúc này hoặc doanh nghiệp phải đẩy giá sản phẩm lên, hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận xuống. Khi chi phí cố định tăng quá cao mà doanh thu của doanh nghiệp không tương xứng thì tỉ suất lợi nhuận sẽ thực sự bị ảnh hưởng. 2 yếu tố sản lượng và doanh số đè nặng lên các yếu tố khác của doanh nghiệp, buộc nhà quản trị phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình.
Phân loại chi phí cố định.
Dựa trên đặc điểm của chi phí cố định chúng ta có thể phân loại chúng thành nhiều nhóm khác nhau. Chi phí cố định có thể phân loại dựa trên cách thức phân bổ hoặc cách thức quản lý.
Phân loại chi phí cố định theo cách thức quản lý.
Với cách phân loại chi phí cố định theo cách thức quản lý, thì chúng được phân thành hai nhóm: Chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc.
-
-
- Chi phí cố định bắt buộc: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí này không thể trì hoãn hoặc thay thế bằng cách này hay cách khác. Thông thường các khoản chi phí cố định bắt buộc là các khoản liên quan đến đến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, và tổ chức cơ bản.
- Chi phí cố định không bắt buộc: Chi phí cố định không bắt buộc là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vận hành tổ chức doanh nghiệp. Chúng hình thành dựa trên các quyết định của cấp quản lý trong một khoảng thời gian. Các khoản chi phí cố định này thường được gọi là khoản đầu tư cho chiến dịch. Chi phí cố định không bắt buộc thường thấy như: Chi phí nghiên cứu phát triển, bổ sung nhân sự, marketing….
-
Phân loại chi phí cố định theo cách thức phân bổ.
Phân loại chi phí cố định theo cách thức phân bổ hay phân loại theo thời gian. Chi phí cố định theo cách thức phân bổ gồm 2 nhóm: Chi phí định kỳ và chi phí có thể phân bổ trong đó:
-
-
- Chi phí cố định định kỳ: Đây là khoản chi phí cố định được tính trước và có sự lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản chi phí cố định định kỳ là các khoản tiền buộc doanh nghiệp phải giải ngân. Chủ yếu các khoản chi phí này tập trung vào tiền lương, bảo hiểm, tiền nhà, mạng internet, điện nước,…
- Chi phí cố định có thể phân bổ: Đây là các khoản chi phí thường là đầu tư một lần. Chúng được phân chia theo tỉ lệ dựa trên mốc thời gian quy định. Chi phí này có thể thay đổi trên từng mốc thời gian phụ thuộc nhiều vào quy ước trong quá trình tính. Khoản chi phí cố định này không bị tác động bởi cách thức sử dụng. Chúng chỉ phụ thuộc duy nhất vào khoảng thời gian phân bổ. Người ta còn gọi chúng là chi phí khấu hao
-
Chi phí cố định cấp bậc khoản chi phí đặc biệt.
Khi phân loại chi phí cố định chúng tôi không nhắc tới phần chi phí cố định cấp bậc. Bởi lẽ đây là một trường hợp đặc biệt của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Loại chi phí này là chi phí dự tính khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động tới hạn. Có nghĩa rằng chúng sẽ bị thay đổi khi có tác động nào đó từ bên ngoài hoặc yêu cầu đặc biệt từ bên trong.
-
-
- Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Khi một doanh nghiệp có sự thay đổi nào đó đó là và bị tác động bởi bên ngoài thì phần chi phí cố định tăng lên. Ví dụ: Chi phí thuê nhân công tăng, tiền điện, mạng, nước tăng…
- Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Đây là trường hợp khi có sự biến đổi về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chúng đòi hỏi có sự thay đổi đế đáp ứng nhu cầu đó, làm tăng chi phí cố định. Ví dụ: Để sản xuất 100 đôi giày bạn cần 5 nhân công (20 đôi/người). Khi công ty cần sản xuất 110 đôi lúc này công ty buộc phải tuyển 6 nhân công. Trong khi nhân công thứ 6 ngày chỉ phải sản xuất 10 đôi.
-
Những chủ đề khác có thể bạn quan tâm
Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm | ||
1 | Hành vi khách hàng là gì | |
2 | Quản lý dự án là gì | |
3 | Usp sản phẩm là gì | |
4 | Thương hiệu cá nhân là gì | |
5 | Văn hóa doanh nghiệp là gì |
Tạm kết về chủ đề “Chi phí cố định là gì?”
Như vậy chúng tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về chi phí cố định là gì. Theo đó chi phí cố định là khoản chi phí không bị thay đổi và tác động bởi các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tác động đến hoạt động của một doanh nghiệp. Chi phí cố định thì không cố định vĩnh viễn, chúng có thể được chia thành nhiều loại khác nhau.
Là một chủ doanh nghiệp bạn cần hiểu rõ bản chất ý nghĩa và vai trò của chi phí cố định với doanh nghiệp của mình. Có như vậy bạn mới có thể điều chỉnh mục tiêu cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Mong rằng với bài viết này chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn những kiến thức bổ ích và thú vị. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến đóng góp hay thắc mắc nào vui lòng để lại ở phần bình luận của bài viết này. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đó để cải thiện chúng trong các nội dung tiếp theo. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi trang web của chúng tôi!