Content là gì mà tại sao trong lĩnh vực Marketing chúng lại được đánh giá cao đến như vậy. Trong cuộc sống và công việc thường ngày bạn thường nghe “Content is King”. Điều đó cũng đủ để khẳng định vai trò to lớn của Content của nó đối với bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Thế nhưng bạn có đang thực sự hiểu khái niệm của Content, phải chăng nó chỉ đơn giản là các bài viết, hay dòng “tít” giật gân. Cùng Trinhducduong.com tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất nhé.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng quan về Content
Trước khi tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết về Content chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản nhất về nó. Có như vậy bạn mới có thể dễ dàng hình dung, cũng như thống nhất hướng phân tích chuyên sâu sau này
1. Content là gì?
Content hay nội dung là một khái niệm để chỉ các thông tin được truyền tải qua nhiều phương thức khác nhau như: Lời nói, âm thanh, hình ảnh, video hay văn bản, chúng được sinh ra nhằm mục đích truyền tải kiến thức, thông điệp, hoặc thu hút độc giả hay khách hàng tiềm năng.
Khi nhắc tới Content người ta thường nghĩ tới các bài viết hoặc đoạn văn bản. Tuy nhiên, từ khái niệm bạn có thể dễ dàng hình dung rằng Content không chỉ đơn thuần là các bài viết chia sẻ, bài viết quảng cáo trong lĩnh vực Marketing. Nhiều người nhầm lẫn rằng Content là banner, tờ rơi hay một món quà ý nghĩa. Thế Nhân những món quà hay banner từ rơi tờ gấp chỉ đơn thuần là các công cụ để thể hiện, chứa đựng nội dung (ấn phẩm) chúng không phải là Content. Chỉ nội dung bên trong các ấn phẩm đó mới được gọi là Content mà thôi.
2. Những ví dụ khác về Content.
Mặc dù Content được hiểu là nội dung và đã được định nghĩa rất rõ ràng như trên. Thế nhưng trong thực tế có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều định nghĩa về khái niệm Content. Chính vì vậy để cho thực sự khách quan chúng tôi sẽ chia sẻ lại một số ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cụ thể như sau:
-
- Khái niệm Content không cố định: Nhiều người cho rằng Content không có một ý nghĩa cố định nào cả. Tùy thuộc vào từng tình huống bảo bối cảnh khác nhau mà Content được hiểu với các ý nghĩa khác nhau. Chúng có thể là thông tin là kinh nghiệm, hoặc bất cứ thứ gì con người có thể tưởng tượng, sáng tạo và chia sẻ cho nhau.
- Khái niệm Content là một câu chuyện: Theo cách hiểu này thì Content được định nghĩa là một câu chuyện. Trong đó người kể lồng ghép các thông điệp muốn truyền tải, Chúng được sắp xếp một cách phù hợp với ngữ cảnh hoặc mục tiêu yêu cụ thể nào đó.
- Khái niệm Content là nội dung có chủ đích: Content là bất kỳ một nội dung nào được sáng tạo mới một chủ đích cụ thể để dành riêng cho các đối tượng khách hàng mục tiêu. Những loại nội dung chỉ nhằm mục đích chia sẻ trẻ không được xem là Content. Bởi lẽ Content là một danh từ để chỉ những người sáng tạo nội dung trong lĩnh vực Marketing.
3. Vai trò của content là gì.
Trong Marketing thường có câu nói “Content is King – Content là vua”. Điều này khẳng định một vai trò vô cùng to lớn của Content, và không thể thay thế đối với mọi hoạt động Marketing. Nếu không có Content sẽ không có Marketing, và không có bán hàng. Trong cuộc sống hàng ngày bạn có thể bắt gặp các loại con đen khác nhau ở bất kỳ đâu. Từ các bài báo các bài viết trên blog, website, mạng xã hội, hoặc các hình ảnh được Thiết kế đầy màu sắc trên tivi, tại các cửa hàng, màn hình lớn… Mỗi một loại anten khác nhau sẽ có một vai trò khác nhau, Chất lượng của Content sẽ quyết định đến hiệu quả của một hoạt động truyền thông Marketing.
1. Với hoạt động quảng cáo.
Mới hoạt động quảng cáo content sẽ giúp truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp tổ chức muốn gửi gắm với khách hàng của mình. Nếu không có Content thì mọi hoạt động quảng cáo đều trở nên vô nghĩa. Cho dù là quảng cáo Online hay Offline, nếu không có một content chất lượng, bạn cũng không thể thu hút và giữ chân khách hàng của mình.
Content quảng cáo phải đảm bảo 3 yếu tố bao gồm: Thu hút, truyền tải, và tính cạnh tranh. Chúng phải được tạo ra làm sao để thu hút mọi ánh nhìn khi có thể. Đồng thời chúng phải truyền tải các thông tin và quảng bá sản phẩm dịch vụ một cách đầy đủ nhất tới khách hàng mục tiêu. Khi xuất hiện các đối thủ Content cũng cần có sự khác biệt để tạo nên tính cạnh tranh để có được ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng khách hàng.
2. Content với công cụ tìm kiếm.
Content với các công cụ tìm kiếm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng tạo ra lợi thế cạnh tranh thứ hạng giữa các nội dung khác nhau trên cùng một nền tảng tìm kiếm. Những nội dung hay, hấp dẫn và được tối ưu tốt sẽ có thức hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Trong đó tiêu biểu nhất là hoạt động SEO Marketing. Nội dung của bạn không chỉ cần hay hấp dẫn mà cần phải tối ưu hóa công cụ tìm kiếm một cách tối đa. Theo đó một nội dung được chia sẻ hướng tới công cụ tìm kiếm phải đảm bảo rất nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật hướng tới công cụ, và hướng tới người dùng. Những nội dung hướng tới công cụ tìm kiếm phải chi tiết, rõ ràng, có cấu trúc, nhanh nhẹ, khác biệt. Đồng thời phải truyền tải đầy đủ những kiến thức, thông tin mà độc giả cần, đồng thời giữ chân được khách hàng lâu hơn trên các nền tảng của mình.
3. Content với hoạt động báo chí.
Content với hoạt động báo chí cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ báo chí là một hoạt động truyền tải thông tin. Chúng mô tả một cách đầy đủ và chính xác các vấn đề ngoài xã hội. Đồng thời chúng cũng có thể được sử dụng với mục đích thể hiện góc nhìn của tác giả hoặc các nhân vật. Đôi khi Content báo chí còn được sử dụng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục
4. Content với hoạt động Truyền thông.
Content trong hoạt động truyền thông với một vai trò là công cụ quảng bá sản phẩm dịch vụ, tuyên truyền, cổ vũ… Chúng tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành vi của đối tượng mục tiêu. Content truyền thông có thể tạo ra một góc nhìn mới, thay đổi nhận thức hoặc tạo ra tính thống nhất trong hành động của một tập thể.
4. Mục đích của Sáng tạo Content.
Mỗi một loại Cotent khác nhau lại được sinh ra với những mục đích, xứ mệnh riêng. Tuy vậy hầu hết các loại Content hiện nay đều được tạo ra với các mục đích như: Làm Brand, Gây ảnh hưởng, Thu hút trafic, tạo chuyển đổi,…
- Content giúp xây dựng thương hiệu: Là loại Content được sinh ra với mục đích xây dựng thương hiệu cho tổ chức và cá nhân. Chúng được sáng tạo nhằm tiếp cận, và xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong mắc độc giả. Giúp cho người xem xuất hiện nhận thức, ghi nhớ, và tin tưởng vào cá nhân, tổ chức, hoặc sản phẩm dịch vụ.
- Content giúp gây ảnh hưởng: Là các loại Content được tạo ra nhằm mục đích biểu thị quyền lực, gây tác động hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người xem. Từ đó làm thay đổi, hoặc điều chỉnh hành vi theo một chiều hướng định trước.
- Content giúp thu hút trafic: Là loại nội dung nhằm mục đích tăng lưu lượng truy cập, theo dõi, hoặc thời gian sử dụng trên các nền tảng.
- Content giúp tạo chuyển đổi: Loại Content này là content sử dụng nhiều cho các chiến dịch quảng cáo. Chúng trực tiếp tham gia vào quá trình tác động lên nhận thức của khách hàng, tạo ra nhu cầu hoặc khuyến khích khách hàng để lại thông tin hoặc thực hiện hành vi mua hàng.
- Content với mục đích chia sẻ: Là loại Content phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Người tạo ra các loại Content này chỉ chia sẻ cuộc sống, suy nghĩ,… đến với những người xung quanh mà không nhằm các mục đích đã kể trên.
Phân loại Content trong Marketing
Trong thực tế có rất nhiều cách phân loại Content khác nhau. Chúng có thể phân loại the đặc điểm, cách thức thể hiện hoặc định dạng. Dưới đây là một số loại Content phổ biến mà bạn thường xuyên bắt gặp nhật.
1. Content cung cấp thông tin.
Loại Content phổ biến nhất là Content cung cấp thông tin. Là loại con tên không thể thiếu ở bất kỳ một website hay blog chia sẻ nào. Chúng được sinh ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin hữu ích hoặc giải đáp các vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Chúng có thể là các bài viết chia sẻ, cảm nhận cá nhân, Các bài viết mô tả về một vấn đề nào đó. Content cung cấp thông tin cá nhân phổ biến bao gồm: Content thông tin thuần túy, và Content thông tin lồng ghép.
Content thông tin thuần túy là các loại nội dung đơn giản chia sẻ thông tin hoặc cung cấp thông tin dựa trên hiểu biết của tác giả. Loại Content này thường thấy thông qua các bài đăng trên mạng xã nội. Content lồng ghép là loại nội dung được tạo ra không chỉ đơn thuần là chia sẻ hiểu biết, hoặc câu của tác giả. Chúng được tạo ra nhằm hướng đến một tập đối tượng nhất đinh, có lồng ghép các ý đồ như: Thương hiệu, quảng cáo, định hướng,.. Chúng thường nhắm đến một tập đối tượng cụ thể nào đó. Thường thấy các loại content này là các loại nội dung trên website, các bài viết quảng cáo…
2. Content giải trí
Là loại Content được tạo ra nhằm mục đích chính là mang lại sự giải trí đối với người xem. Chúng thường xen kẽ các yếu tố hài hước, giúp người xem cảm thấy thư giãn, thoải mái. Bạn có thể thấy những loại Content này thông qua các mẩu chuyện, hình ảnh vui nhộn, hoặc sự kiện được quan tâm..
Loại Content này có ưu điểm là khả năng lan truyền cực nhanh, bởi chúng dễ dàng ghi nhớ, dễ truyền thông tin tích cực. Thay vì việc xoáy sâu vào vào các đề tài hack não, thì chúng thường ngắn gọn, xúc tích. Người Chính vì khả năng lan tỏa cực nhanh của Content giải trí, mà chúng ngày càng được nhiều đơn vị truyền thông tập trung khai thác. Hàng loạt các fanpage, group, channel giải trí mọc ra như nấm, chúng không chỉ đơn thuần là chia sẻ những câu chuyện thú vị. Thông thường chúng sẽ được lồng ghép các thông điệp truyền thông hoặc thương hiệu hay nhãn hàng tài trợ.
3. Content tiện ích
Content tiện ích là các loại Content thường được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề mà khách hàng gặp phải. Loại Content này thường được các doanh nghiệp sử dụng để giúp nhắc nhớ khách hàng thường xuyên hơn về thương hiệu của mình. Ưu điểm của Content tiện ích là có thể đo đếm số lần sử dụng của khách hàng qua lượt click, lượt tải hay lượt sử dụng. Tuy nhiên, nó lại yêu cầu doanh nghiệp đầu tư ban đầu một cách nghiêm túc, đảm bảo mang tới khách hàng những trải nghiệm thú vị và hữu ích nhất.
4. Content Seo và Content Marketing.
Về bản chất Content Seo và Content Marketing cũng thuộc 1 trong 3 nhóm Content đã nêu ở trên. Thế nhưng khi nhắc tới làm Content hay Content nói chúng người ta thường nghĩ tới công việc viết lách. Theo đó 2 đại diện điển hình của công việc này là Content Seo và Content Marketing. Chúng ta sẽ bỏ qua những khái niệm về Content bao gồm các loại hình như: hình ảnh, âm thanh, video… và chỉ tập trung vào khái niệm Content mang ý nghĩa viết lách, và chủ yếu trên môi trường online.
Content Seo và Content Marketing là gì? Theo định nghĩa chung thì đây là khái niệm để chỉ các sản phẩm kỹ thuật bao gồm nhiều yếu tố tông hợp lại. Mà chủ yếu là văn bản và hình ảnh. Chúng vừa phải thõa mãn yếu tố hướng người dùng và thõa mãn cả yếu tố hướng công cụ. Trong đó:
-
-
- Hướng người dùng: Là việc sáng tạo các loại nội dung nhằm thu hút khán giả, truyền đạt thông tin, hoặc giới thiệu sản phẩm. Việc đáp ứng, thõa mãn các nhu cầu của người xem sẽ mang lại hiệu quả truyền thông cho mỗi chiến dịch Marketing khác nhau.
- Hướng công cụ: Là các hoạt động tối ưu nội dung nhằm thỏa mãn các yêu cầu của nền tảng, hoặc công cụ tìm kiếm. Một nội dung hay hấp dẫn thôi là chưa đủ, nếu nó không thân thiện với các nền tảng thì nó cũng không thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Một số hoạt động tối ưu như: Dung lượng ảnh, kích thước hình ảnh, số ký tự, sử dụng ký tự đặc biệt….
-
Content Seo là gì?
Là các loại nội Content mà chủ yếu là các bài viết chia sẻ, phân tích trên các nền tảng Website, blog. Chúng bao gồm các nội dung tạo ra để thu hút trafic, hoặc tạo chuyển đổi. Content Seo hướng tới việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm từ đó đạt được các thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Tất nhiên Content seo không chỉ hướng tới công cụ tìm kiếm, chúng vẫn phải đảm bảo thõa mãn mọi yếu tố của một Content thú vị. Bởi lẽ, công cụ tìm kiếm cũng được tạo ra với mục đích giúp người đọc tìm được những nội dung phù hợp nhất.
Content Marketing là gì?
Là những loại Content được sáng tạo nhằm mục đích đánh mạnh vào tâm lý khách hàng. Chúng được tạo ra với tiếp thị, phân phối mạnh mẽ, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Content Marketing hướng nhiều tới việc điều chỉnh hành vi của khách hàng ngay khi tiếp cận tới Content mà họ chia sẻ. Các chỉ số của Content Marketing hướng tới thường là các giá trị, lợi nhuận, khả năng chuyển đổi, khả năng thay đổi hành vi của khách hàng ngay lập tức. Chúng không hướng nhiều đến việc tối ưu công cụ tìm kiếm hay nền tảng. Bởi lẽ quá trình phân phối Content Marketing thường được hỗ trợ bởi quảng cáo, hoặc các nền tảng trả phí.
Tham khảo thêm các khóa học phát triển bản thân thú vị với giá 40% tại đây
Cách viết content thu hút chuyên nghiệp
Content luôn là linh hồn, là công cụ truyền thông mạnh mẽ nhất của bất kỳ một tổ chức nào. Chính vì vậy, ai cũng có thể viết một loại nội dung nào đó, nhưng không phải nội dung nào cũng thành công. Vì lẽ đó trước khi chúng ta tìm hiểu về cách viết Content thu hút, chúng ta cần biết chính xác các tiêu chí của một content hay là như thế nào. Qua đó chúng ta mới xây dựng cho mình một quy trình chuẩn.
1. Thế nào là một Content thu hút.
Một Content thu hút là một Content đảm bảo 2 yếu tố gồm nội dung diễn đạt và cách thức thể hiện. Không có một Content nào là hoàn hảo tuyệt đối, Content được đánh giá cao là loại Content đạt được mục đích và hiệu quả truyền thông. Bất kỳ loại Content nào khi được sáng tạo cũng có người khen, người chê, nhưng nó chỉ cần đạt được mục tiêu đã đề ra thì nó là một Content tốt. Dưới đây là một vài yếu tố giúp bạn có thể dễ dàng định hình được những tiêu chuẩn chung thường thấy cho một Content bất kỳ.
-
-
- Tính duy nhất: Một Content hay và được chấp nhận nó phải được sáng tạo ra chứ không phải copy từ bất kỳ nguồn nào khác.
- Mục đích rõ ràng: Không có Content nào được xem là thu hút nếu chúng không được sáng tạo ra với một mục đích cụ thể nào đó.
- Tính liên quan cao: Khi bạn sáng tạo một Content nào đó, chúng cần có sự liên kết với các loại Content từng có trước đó (chuyên mục, chủ đề,…)
- Thõa mãn người xem: Không cần biết bạn viết hay, dở thế nào, chỉ nhưng một nội dung thu hút phải là một nội dung có khả năng thỏa mãn, đáo ứng được nhu cầu, mục đích của người xem
- Khả năng tương thích cao: Cho dù là hình ảnh, video hay văn bản, mọi loại Content tốt phải đảm bảo tính tương thích cao với nhiều nền tảng. Có như vậy chúng mới có khả năng tiếp cận được đa dạng các tập khách hàng mục tiêu
- Được tối ưu tốt: Content thu hút là Content được tối ưu tốt đến từng chi tiết. Chúng được thiết kế có cấu trúc, rõ ràng, mạch lạc, các yếu tố sử dụng trong cotent được tối ưu nhằm đảm bảo trải nghiệm của người xem là tốt nhất.
- Có khả năng Viral: Chỉ khi nào Content của bạn có khả năng Viral cao thì chúng mới đạt được hiệu quả truyền thông.
-
2. Cách viết Content thu hút chuyên nghiệp
Trong khái niệm về Content là gì, chúng ta biết rằng content không đơn thuần là các bài viết chia sẻ. Nhưng những kiến thức khác ví dụ thiết kế, video nó lại có tính chuyên môn về truyền thông đa phương tiện nhiều hơn. Chính vì vậy dưới đây tôi sẽ chia sẻ các bạn các bước để viết Content thu hút và chuyên nghiệp nhất nhé.
Bước 1. Xây dựng mục tiêu và bám sát mục tiêu tổng thể
Trong bất kỳ một công việc nào đặc biệt đối với một tổ chức doanh nghiệp hay đơn giản là một hoạt động Marketing thì mục tiêu và kế hoạch luôn là quan trọng nhất. Mục tiêu gồm 2 loại bao gồm mục tiêu tổng, và mục tiêu nhỏ. Một bài viết cho dù hay, độc đáo thế nào cũng sẽ không được đánh giá tốt nếu nó được triển khai tự phát, không có mục đích. Chính vì vậy trước khi thực hiện các bước trong sáng tạo nội dung bạn cần phải hiểu thật rõ về mục đích sau cùng mà bạn muốn hướng đến là gì. Content của bạn cần bám sát vào định hướng và kế hoạch Content tổng thể.
Điều tiếp theo bạn cần làm là xác định mục tiêu nhỏ, tức là điều mà bạn muốn đạt được khi triển khai Content là gì (trafic, truyền thông, chia sẻ,…). Xác định chính xác đối tượng mục tiêu và cách thức đo lường hiệu quả của Content càng tốt. Ví dụ khi bạn viết chủ đề “cách viết CV” bạn cần biết bạn muốn đưa bài viết lên top bao nhiêu, kiếm được bao nhiêu view, hay chuyển đổi như thế nào trong 1 tháng.
Bước 2: Xác định Content và phân tích đối thủ.
Bước thứ 2 trong cách viết Content mà bạn cần thực hiện là xác định chủ đề cũng như phân tích các đối thủ của bạn. Cho dù Content seo hay Content Marketing thì bạn cũng cần thực hiện việc này như một việc không thể thiếu. Khi bạn đã xác định mục tiêu tổng và mục tiêu nhỏ, lúc này bạn cần lựa chọn một chủ đề có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đó. Bạn nên tìm kiếm một vài chủ đề, và ý tưởng khác nhau trước khi bắt tay vào triển khai một nội dung cụ thể. Bước này còn được gọi là tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.
Sau khi đưa ra các gợi ý khác nhau và lựa chọn được một chủ đề ưng ý, lúc này bạn cần tìm hiểu thật kỹ tất cả những nội dung liên quan của đối thủ. Việc phân tích đối thủ giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó tích lũy kiến thức và hình thành ý tưởng riêng cho mình. Ngoài ra việc đọc và phân tích các nội dung khác của đối thủ sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới, kiến thức mới cho nội dung bạn định triển khai. Đặc việt với Content Seo nếu bạn không có kỹ năng phân tích đối thủ thì những nội dung của bạn viết sẽ không bao giờ có thể lọt top tìm kiếm. Tương tự với Content quảng cáo cũng vậy, nếu bạn không sáng tạo được nội dung độc đáo, thu hút hơn so với đối thủ thì gần như bạn không có cơ hội nào cả.
-
-
- Một số câu hỏi bạn cần triển khai ở bước này bao gồm:
- Có những nội dung nào giúp giải quyết vấn đề.
- Đối tượng bạn hướng đến là ai.
- Đối thủ của bạn là ai, họ có những điểm khác biệt và độc đáo nào.
- Bạn có thể đưa những nội dung nào vào bài viết.
- Từ khóa chính mà bạn muốn hướng đến là gì.
- Có những nội dung chính nào bạn muốn hướng đến.
- Lượng tìm kiếm hay phạm vi tiếp cận của nội dung là bao nhiêu.
-
Bước 3. Lên Outline cho Content
Bước thứ 3 trong cách viết Content thu hút là liên dàn ý cho Content của bạn. Bất kỳ một nội dung nào cũng cần có một cấu trúc chặt chẽ, đồng thời phải định hướng cảm xúc của người xem. Chính vì vậy bạn cần lập dàn ý cho nội dung bài viết của mình càng chi tiết càng tốt. Nếu bạn là một người mới hãy hình thành cho mình một công thức riêng, một khuôn mẫu hay phong cách của bạn. Khi xây dựng sườn cho nội dung bạn cần xây dựng chúng thành một cấu trúc phân cấp. Trong Content seo đó chính là các thẻ H1, H2, H3, H4… Các thẻ này có tác dụng giúp bạn định hình nội dung và đi trả lời từng câu hỏi của tiêu đề.
Xây dựng Outline cho Content có thể khá mất thời gian với những người mới. Tuy vậy chúng lại vô cùng quan trọng và hữu dụng. Outline giúp đảm bảo nội dung được trình bày một cách liền mạch, đủ ý, tránh việc lan man dài dòng. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung các bài viết sau này khi có yêu cầu. Có rất nhiều mô hình và cấu trúc khung của một bài Content bạn có thể áp dụng. Nhưng tất cả những cấu trúc đó cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí và câu hỏi sau:
-
-
- Các phần của nội dung là gì
- Các nội dung chính nêu ra nhằm mục đích gì.
- Các phần nội dung có liên quan đến chủ đề không
- Có nên chia nhỏ các phần nội dung không.
- Bạn có muốn dẫn dắt cảm xúc của người đọc không
- Bạn có muốn kêu gọi hành động từ người đọc không.
- Có nên đưa quan điểm cá nhân vào không
-
Bước 3: Triển khai nội dung chi tiết.
Bước thứ 3 trong việc viết Content là triển khai nội dung chi tiết. Nội dung chi tiết của một bài viết thuần túy thường bao gồm văn bản và media. Viết content không đơn thuần là chia sẻ những dòng text, bạn cần biết cách sử dụng linh hoạt. Nội dung được ví như phần linh hồn của bài viết. Nếu như tiêu đề thu hút mà nội dung không thuyết phục được độc giả thì đó cũng là nội dung thất bại.
Nội dung mà bạn chia sẻ có thể dài hoặc ngắn, có thể đúng trọng tâm hoặc lan man. Tuy vậy nội dung đó cần phải đảm bảo đáp ứng được mục tiêu đề ra của tác giả. Ví dụ khi bạn đọc bài viết này tôi hoàn toàn có thể chia nó thành nhiều nội dung khác nhau như: Content là gì? Đặc điểm của Content, Phân loại Content, Cách viết content. Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân mà tôi buộc phải đưa tất cả chúng vào một bài viết. Nhưng khi bạn triển khai một nội dung bạn cần phải bằng mọi cách giữ chân độc giả của mình càng lâu càng tốt. Nếu là Content bán hàng nó cần phải có khả năng điều hướng hành động của độc giả.
Bước 4.: Revising – điều chỉnh bổ sung (Editing)
Sau khi bạn đã triển khai toàn bộ nội dung của bài viết dựa trên khung sườn và mục tiêu đề ra. Lúc này bạ cần thực hiện bước điều chỉnh Content của mình một hoặc một vài lần nữa. Bước điều chỉnh nội dung bao gồm 2 công việc gồm: Kiểm tra các lỗi, và đánh giá sơ bộ nội dung dựa trên mục tiêu. Khi rà soát lại nội dung một lần nữa bạn sẽ dễ dàng phát hiện các lỗi mà bạn gặp phải, lược bỏ hoặc bổ sung các nội dung mới mà bạn cho là cần thiết.
Việc đối soát nội dung với đối thủ cũng được xem là cần thiết, bởi lẽ khi bạn đối soát và so sánh nội dung của mình có thể bạn sẽ bật ra nhiều ý tưởng triển khai mới. Khi thực riệ rà soát nội dung bạn cố gắng đặt mình vào vị trí của độc giả để đánh giá. Nếu bạn giữ nguyên tâm thế của tác giả bạn sẽ khó có thể phát hiện những điểm yếu trong nội dung của mình. Giống như việc khi tôi chia sẻ các bài viết trên web tôi gặp rất nhiều lỗi chính tả, cho dù tôi có đọc đi đọc lại thì bằng 1 phép màu nào đó nó vẫn tồn tại vậy.
Bước 5: Tối ưu hóa công cụ
Về mặt nguyên tắc chúng ta cần phải đẩy bước tối ưu hóa công cụ lên trên bước điều chỉnh bổ sung. Tuy vậy không phải lĩnh vực nào cũng cần phải thực hiện bước tối ưu hóa công cụ. Như đã chia sẻ ở phần trên khi bạn đăng bài lên website, hay các trang cần Seo thì tối ưu hóa công cụ là vô cùng cần thiết. Nếu bạn không thực hiện tối ưu hóa công cụ thì bài viết của bạn sẽ không thể được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm.
Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta có cách tối ưu hóa công cụ riêng. Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ cho bạn một vài bước cần tối ưu khi đăng bài chuẩn SEO:
-
-
- Tối ưu hóa tiêu đề dựa trên từ khóa chính.
- Tối ưu hóa mô tả của bài viết.
- Tối ưu hóa các tiêu đề đoạn (thẻ H2 -> H3).
- Tối ưu hóa phân đoạn bài viết.
- Tối ưu hóa hình ảnh (kích thước, dung lượng, mô tả,..).
- Tối ưu hóa đường dẫn (liên kết nội bộ, liên kết ngoài)
-
Bước 6. Đánh giá độ hiệu quả
Thông thường những bạn làm Content không có thói quen, và không có đủ công cụ để đánh giá hiệu quả của nội dung mà mình sáng tạo. Tuy vậy việc đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa lại nội dung lại là bước vô cùng cần thiết. Bởi lẽ chỉ khi nào bạn thực sự hiểu khách hàng của mình cần gì bạn bới có thể cung cấp tới họ những nội dung thực sự chất lượng. Với cả Content SEO và Content Marketing thì việc đánh giá cũng cần thiết như nhau.
Với Content SEO sau 1 thời gian bạn sẽ cần đánh giá vị trí của bài viết trên kết quả tìm kiếm. Đánh giá thời gian độc giả ở lại với trang. Đánh giá câu từ, cấu trúc, cách thức mà khán giả tương tác với bài viết. Ví dụ: Tại Trinhducduong.com Chúng tôi đánh giá những bài viết “top” của chúng tôi một lần. Qua đó điều chỉnh về câu cú, ngữ pháp, chính tả, vị trí… Từ đó cập nhật nội dung sao cho phù hợp nhất với người đọc.
Với Content Marketing việc đánh giá là cần thiết và thường xuyên hơn. Sau mỗi chiến dịch quảng cáo hay truyền thông cả đội cần ngồi với nhau để đánh giá hiệu quả. Qua các dữ liệu mà bộ phận Marketing đẩy sang, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về khách hàng và cách mà họ tương tác với nội dung của bạn. Từ đó bạn sẽ thấu hiểu khách hàng hơn, rút kinh nghiệm và đưa ra những nội dung tốt hơn, thu hút hơn.
3. Những nội dung liên quan đến Content
Những nội dung liên quan đến Content marketing bạn đọc | ||
1 | Thương hiệu cá nhân là gì | |
2 | Văn hóa doanh nghiệp là gì | |
3 | Kỷ luật bản thân là gì | |
4 | Hành vi khách hàng là gì | |
5 | Quản lý dự án là gì | |
6 | Usp sản phẩm là gì | |
7 | Cách viết CV |
Tạm kết về chủ đề Content là gì?
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu khá nhiều kiến thức về chủ đề Content là gì, Qua đó bạn được học và hiểu một cách đầy đủ về khái niệm, vai trò của Content trong hoạt động kinh doanh và Marketing. Đồng thời những kiến thức về phân loại Content cũng được chúng tôi phân tích một cách đầy đủ và chi tiết. Từ những kiến thức cơ bản về Content, bạn cũng được học quy trình viết Content mà các chuyên gia chia sẻ lại.
Theo đó Content được hiểu là tất cả các loại nội dung mang trong mình thông điệp hay ý nghĩa nào đó. Chúng được mô tả và thể hiện qua văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, biểu tượng cảm xúc… Đôi khi Content được cấu thành từ tất cả các yêu tố trên. Một Content điển hình là Content bao gồm Văn bản và Media (Hình ảnh, video, âm thanh,..). Một Content hay là một content đáp ứng được mục đích mà tác giả muốn đạt được. Trong đó yếu tố thõa mãn nhu cầu (tìm kiếm, trải nhiệm, học hỏi) của người dùng và thay đổi hành vi của khách hàng được xem là quan trọng nhất với một Content chất lượng.