Điểm yếu trong giao tiếp, Cách khắc phục điểm yếu hiệu quả là những chia sẻ của trinhducduong.com về giao tiếp trong cuộc sống. Thông qua những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong giao tiếp của bản thân, cải thiện nó. Giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn trong mắt người đối diện và đạt được mục tiêu giao tiếp của mình.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng quan về Điểm yếu trong giao tiếp
Trước khi đi vào những lưu ý trong quá trình giao tiếp chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những nét cơ bản nhất về các điểm yếu trong giao tiếp. Bạn cần thực sự xác định rõ mình đang gặp vấn đề gì, có như vậy bạn mới có thể thay đổi và làm chủ chính mình.
1. Hoạt động giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động thường nhật, nó sảy ra thường xuyên với tần suất dày đặc. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin qua lại giữa 2 hay nhiều người với nhau. Giao tiếp được chia làm 2 loại chính là: giao tiếp có chủ đích ( bàn bàn, thương lượng, đàm phán…), và giao tiếp hàng ngày (nói chuyện, tâm sự, chia sẻ, học tập….). Nói như vậy không có nghĩa rằng những giao tiếp hàng ngày không có mục đích nhé các bạn…
Cho dù là nói chuyện phiếm hay những cuộc giao tiếp có chủ đích bạn cũng cần rèn luyện để những “kỹ thuật” trở nên tự nhiên. Thực sự giao tiếp là một nghệ thuật, làm chủ được nó không phải điều đơn giản. Cá nhân tôi cũng đang không ngừng học hỏi cố gắng mỗi ngày để tốt hơn.
2 Những điểm yếu trong giao tiếp
Trong quá trình trao đổi, giao tiếp hàng ngày chúng ta thường bộc lộ vô vàn nhiều những điểm yếu. Những điểm yếu này vô tình chúng ta không để ý, nhưng lâu dài nó để lại hậu quả hết sức nguy hiểm. Cùng tôi điểm qua những điểm yếu trong giao tiếp này nhé.
Điểm yếu 1: Không chịu lắng nghe.
Bạn có biết rằng khi sinh ra ai cũng được học nói nhưng rất ít người được học cách lắng nghe không. Đây cũng là điểm yếu trong giao tiếp lớn nhất của đa số người Việt nói chung. Mọi người chỉ ra sức nói, ra sức thể hiện bản thân mà không chịu nghe những gì người đối diện nói. Bạn hình dung khi cuộc trò chuyện chấm dứt không có điều gì đọc lại trong đầu, nhiều chi tiết bạn không thể nhớ. Đây chính là biểu hiệu của việc không chịu lắng nghe. Bạn muốn khắc phục điểm yếu trong giao tiếp này bạn cần chậm lại. Chú ý và cố gắng lắng nghe người đối diện tạo cho người đối diện cảm giác được tôn trọng và an toàn. Việc học cách lắng nghe cũng giúp bạn rèn luyện được kỹ năng kiểm soát cuộc trò chuyện.
Điểm yếu 2: Mất kiểm soát trong lời nói.
Điểm yếu trong giao tiếp tiếp theo mà chúng ta thường mắc phải đó là việc mất kiểm soát trong lời nói. Ở đây tôi đang đề cập đến việc bị áp đảo bởi người đối diện hoặc ngược lại. Cho dù bạn là người nói quá nhiều hay không nói được câu nào thì đó là đều là điểm yếu. Trong giao tiếp yếu tố cân bằng và kiểm soát là vô cùng cần thiết. Nếu không tiết chế được cảm xúc của mình bạn rất dễ làm cho người khác bị khó chịu.
Tôi biết trong nhiều trường hợp cảm xúc thăng hoa chúng ta thường nói nhiều hơn những gì chúng ta định nói (nói hớ). Cũng có lúc bạn cảm thấy bị yếu thế so với người đối diện dẫn đến việc lúng túng, lắp bắp, quên mất điều định nói. Điểm yếu này sẽ giết chết bạn nếu đó là cuộc chiến thương lượng. Vì vậy hãy rèn luyện cho mình kỹ năng kiểm soát lời nói thật tốt. Tuỳ thuộc vào nhóm tính cách của người đối diện mà bạn cần có điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Điểm yếu 3: Thiếu tôn trọng người đối diện.
Thiếu tôn trọng người đối diện trong giao tiếp được biểu thị qua nhiều yếu tố. Trong đó thái độ, cử chỉ, và lời nói thiếu chuẩn mực là những biểu hiện rõ ràng nhất trong việc thiếu tôn trọng. Việc bạn phớt lờ, hay gạt bỏ ý kiến, trâm chọc, cười cợt sẽ giết chết cuộc giao tiếp của bạn. Những biểu hiện chen ngang, tỏ ra không quan tâm dù vô tình hay cố ý cũng làm tổn thương người đối diện. Đây cũng là những điều bạn cần thay đổi nếu muốn có những buổi giao tiếp hiệu quả.
Trong nghệ thuật giao tiếp người ta có thể xử dụng nhiều thủ thuật để điều hướng cảm xúc đối phương. Nhưng nếu bạn đang sử dụng hành vi thiếu tôn trọng một cách không kiểm soát thì đó là điều không thể chấp nhận được. Đáng tiếc rằng đây lại là điểm yếu mà nhiều bạn trẻ thường xuyên mắc phải.
Điểm yếu 4: Ngôn ngữ cơ thể thiếu tự nhiên.
Có hai loại ngôn ngữ cơ thể là điểm yếu trong giao tiếp. Theo đó ngôn ngữ cơ thể thiếu tự nhiên biểu hiện bạn là người giả tạo. Rất nhiều bạn trẻ học về ngôn ngữ cơ thể, luyện giọng… nhưng việc rèn luyện thiếu thường xuyên. Việc này dẫn đến việc tạo cho người đối diện giác gượng gạo, giả tạo, điệu bộ và thích thể hiện. Cần nói thêm rằng, ngôn ngữ cơ thể không chỉ nằm ở việc khua tay múa chân. Ngôn ngữ cơ thể còn được thể hiện ở dáng đứng, dáng ngồi, cách đi lại cách bạn tương tác với mọi thứ xung quanh
Nếu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn không tốt hãy thể hiện những gì tự nhiên nhất bạn có. Sau đó hãy rèn luyện thật nhiều để mọi cử chỉ của bạn biến thành phản xạ. Có như vậy việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể mới đạt được hiệu quả như mong đợi
Điểm yếu 5: Sai ngữ điệu.
Sai ngữ điệu trong giao tiếp là một điểm yếu mà đa số người bình thường gặp phải. Không ai thích một người nói chuyện với giọng đều đều như máy đọc cả. Trong 5 yếu tố quyết định đến thành công của giao tiếp thì ngữ điệu xếp ở vị trí thứ 3. Ngữ điệu bao gồm: Tốc độ nói, cường độ, cao độ của giọng nói. Trong từng trường hợp giao tiếp khác nhau mà chúng ta sử dụng ngữ điệu tương ứng. Tôi lấy ví dụ, khi tâm sự cần chậm, ấm, nhẹ nhàng cùng với các quảng nghỉ dài để tạo cảm giá an ủi. Với buổi diễn thuyết cần một giọng nói mạnh mẽ, mạch lạc, giàu năng lượng và có điểm nhấn. Rõ rằng nếu chúng ta kiểm soát không tốt ngữ điệu hiệu quả của giao tiếp giảm đi rất nhiều.
Điểm yếu 6: Lạc đề, lan man.
Trong giao tiếp, đặc biệt là các cuộc giao tiếp có chủ đích, nhiều người thường mắc phải bệnh lạc đề, lan man. Trong giao tiếp bạn chỉ nên tập trung vào những chủ đề cụ thể. Việc này giúp bạn tránh bị điều hướng và thay đổi mục đích ban đầu của giao tiếp. Hãy cố gắng để hoạt động trò chuyện giải quyết từng vấn đề 1. Chừng nào chủ đề đang được nhắc tới chưa chấm dứt đừng đưa nó sang một chủ đề mới. Điều này sẽ làm cho đối phương bị khó chịu và có cảm giá đang bị thiếu tôn trọng. Nghe có vẻ hơi mông lung, nhưng rất nhiều người mắc phải bệnh lan man. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ rất rất nhỏ để hiểu hơn về vấn đề này.
-
-
- Bạn hỏi một cô gái: Hôm nay em đi làm có gì vui không.
- Cô gái: Hôm nay em không có gì vui, em đi làm muộn
- Bạn: Thế em ăn cơm chưa. Hôm nay anh đi làm cũng không có gì vui, đến công ti xong vừa về thì nhắn tin cho em nè.
-
Bạn thấy rằng trong ví dụ vừa rồi rõ ràng cô gái sẽ có cảm giác người Nam chả quan tâm gì đến việc cô ta vui hay buồn. Bởi lẽ người nam chưa đi đến cùng của câu chuyện. Người nam đang lạc sang một chủ đề khác, phớt lờ vấn đề của bạn nữ; và cũng không cần câu trả lời của bạn nữ về câu hỏi của mình. Chỉ với 1 ví dụ nhỏ như vậy đủ cho bạn hình dung được tác hại của việc lan man, lạc đề là như thế nào.
Điểm yếu 7: Thiếu kiến thức dẫn đến thiếu tự tin.
Điểm yếu thứ 7 cũng là điểm yếu trong giao tiếp lớn nhất, quan trọng nhất mà đa số chúng ta đều mắc phải. Chúng ta không phải là thánh nhân, vì vậy không thể toàn diện trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế trong cuộc sống chúng ta thường rơi vào tình huống cứng họng do không hiểu gì về chủ đề được nói tới. Giao tiếp là một nghệ thuật, muốn giao tiếp tốt kỹ năng thôi chưa đủ bạn cần có một lượng kiến thức nhất định. Hiểu biết của bạn càng rộng, càng sâu, quá trình giao tiếp càng trở nên hiệu quả.
Nhiều bạn trẻ thường được chia sẻ rằng kỹ năng mềm chiếm 80% kết quả của quá trình giao tiếp. Nhưng bạn quên mất rằng trong từ kỹ năng mềm Từ Kỹ năng chính là kiến thức, kinh nghiệm. Có nghĩa là nếu không có kiến thức, không hiểu biết thì không có kỹ năng mềm. Vì vậy để có những cuộc giao tiếp hiệu quả hãy không ngừng rèn luyện, học hỏi nâng cao hiểu biết của bản thân mình.
Cách khắc phục điểm yếu trong giao tiếp
Tôi đã chia sẻ cho bạn về những điểm yếu trong giao tiếp ở phần trên. Để khắc phục các điểm yếu trong giao tiếp, bạn chỉ cần nhận thấy những vấn đề của mình và sửa chữa nó là được. Ngoài ra dưới đây là một số trường hợp khác giúp bạn cải thiện nhiều hơn những điểm yếu của bản thân.
Học cách xin lỗi và nói lời cảm ơn
Xin lỗi không phải là điều dễ dàng. Xin lỗi cần có sự trân thành, và bạn cần phải xem việc xin lỗi như một nghệ thuật xử lý tình huốn. Xin lỗi với nhiều người là một Điểm yếu trong giao tiếp. Một số người nói rằng xin lỗi sẽ làm cho họ mất mặt và khiêm tốn. Nhưng nếu bạn không xin lỗi kịp thời, bạn sẽ dễ dàng làm tổn thương người khác và làm hỏng mối quan hệ. Đừng quên chân thành xin lỗi, kịp thời, để giúp bạn chữa lành mối quan hệ xấu đi. Và cũng để làm cho nó có thể cho một người nào đó tha thứ cho bạn.
Điều quan trọng nhất là ý chí và thái độ của bạn. Chịu trách nhiệm bằng cách thừa nhận những sai lầm của bạn và không cố gắng biện minh hoặc đổ lỗi cho người khác. Nói với mọi người rằng bạn hiểu cách hành động đó làm tổn thương người khác. Và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bù đắp cho những thiệt hại đã làm. Nếu lời xin lỗi trực tiếp không hiệu quả. Hãy cố gắng tìm một cách khác để viết một lá thư để họ có thời gian suy nghĩ và ra quyết định. Ban đầu họ có thể từ chối, nhưng theo thời gian bạn sẽ được tha thứ.
Học cách nói tôi không đồng ý
Đừng nói không đồng ý với quan điểm mà không đưa ra lý do . Đừng nói không đồng ý chỉ để chứng minh bạn là người khôn ngoan, người sành sỏi. Một điểm yếu trong giao tiếp cần tránh. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, xung đột là không thể tránh khỏi. Nhưng để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp, cả hai bên đều cần phải cảm thấy được lắng nghe. Mục tiêu không phải là để giành chiến thắng mà để giải quyết xung đột với sự tôn trọng và tình yêu.
Tránh các tình huống nổi giận
Một trong những lý do tại sao bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình. Bạn đang buồn bã về một công việc, lời nói của một ai đó. Bạn sẽ rất dễ dàng để có một ấn tượng xấu và khó khăn để cư xử một cách mềm mại, nhẹ nhàng với người xung quanh. Vào thời điểm đó, bất kỳ từ nào của mọi người sẽ bị bạn cảm nhận tiêu cực. Và khi bạn tức giận, bạn sẽ mất đi sự thông cảm của mọi người. Kể cả những người phạm sai lầm gây rắc rối. Đừng để tính nóng như lửa trở thành Điểm yếu trong giao tiếp của bạn.
Do đó, cách tốt nhất là không liên lạc với mọi người một cách vội vàng. Hãy để cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan biến. Bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, xem xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi bạn bình tĩnh lại vấn đề, mọi người sẽ tôn trọng bạn, người có tội sẽ hối tiếc và nhớ lại những sai lầm của họ … Tóm lại, bởi vì bạn chú trọng đến bản thân mình, biết rằng những người khác là như nhau.
Hài hước thông minh trong mọi tình huống
Hài hước tạo ấn tượng tốt ngay cả khi bạn đang ở trong tình huống xấu. Nhưng hài hước phải đi kèm sự thông minh và hàm lượng trí tuệ trong đó. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn trở nên thú vị và nổi tiếng. Hãy luôn mỉm cười bất cứ khi nào có thể! Xem mọi người, mọi thứ với đôi mắt hài hước, vui vẻ. Học cách nhạo báng bản thân và giúp người khác nhận ra sai lầm. Bạn càng tập trung vào các khía cạnh tích cực của sự vật. Bạn càng cảm thấy tự kiềm chế và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đấy là cách bạn khắc phục được điểm yếu trong giao tiếp của bản thân.
Tạm kết về Điểm yếu trong giao tiếp
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về điểm yếu trong giao tiếp và cách khắc phục hiệu quả. Một cách tổng quát, giao tiếp là một hoạt động thường xuyên. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, vì nó là kỹ năng nên cần có sự rèn luyện liên tục theo thời gian. Bạn không thể có được kỹ năng tốt trong ngày một ngày hai được, bạn cũng không được phép sử dụng kỹ năng bồi cho 1 vài trường hợp. Việc cố gắng tỏ ra tuyệt vời một cách thiếu tự nhiên sẽ tạo ra tác dụng ngược.
Hay cố gắng rèn luyện trong mọi cuộc giao tiếp hàng ngày. Việc mắm bắt cảm xúc có nghĩa là bạn nhận thức và tự nhận thức được mức độ tình cảm. Đặc biệt là cảm xúc tiêu cực, để bạn có thể chọn hành động nào bạn cảm thấy là thích hợp. Kiểm soát cảm xúc không chỉ là để thành công trong kỹ năng giao tiếp. Nó còn có thể cung cấp cho bạn một tâm hồn mới và hạnh phúc hơn!