Khủng hoảng tuổi 20, là câu chuyện của tôi. Khi đó tôi 19 tuổi, tôi là 1 người bình thường, không có đam mê, tôi không có đích đến… Tôi không có gì ngoài “ước mơ của bố mẹ”, 1 khát khao, 1 niềm tin rằng tôi làm được… Và giờ đây tôi muốn kể cho các bạn nghe về điều đó, vêc câu chuyện của Trịnh Đức Dương khi ở tuổi 19, 20 tuổi.
Tóm Tắt Nội dung
Khủng hoảng tuổi 20
Tôi kể bạn nghe không phải để bạn đồng cảm với tôi, tôi không phải người bán hàng online. Giờ đây khi đã trưởng thành hơn, tôi muốn kể bạn nghe về tôi ngày còn trẻ để bạn có thể tìm thấy bạn trong tô, với mong muốn câu chuyện của tôi sẽ là nguồn cảm hứng cho bạn. Tôi cũng không câu view, cũng không cầu sự đồng cảm vì việc này chả giúp ích được gì cho tôi cả.
Tôi của tuổi mới lớn
Trước khi nói về câu chuyện của tuổi 20, tôi muốn chia sẻ cho các bạn vài nét cơ bản về “tôi của tuổi mới lớn”. Đó là nền tảng để có tôi sau này, và cũng để các bạn hiểu thêm rằng cuộc sống luôn có cái lý của nó. Con đường tương lai là do bạn chọn, bạn quyết định vận mệnh của cuộc đời bạn.
Tuổi 20 của tôi – Xuất phát điểm không có gì.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mẹ ốm quanh năm, khi tôi học cấp ba số thời gian mẹ ở nhà còn ít hơn ở viện. Trái ngược với anh trai tôi là một đứa trẻ ngang bướng, bất trị. Nếu nói rằng lúc đó tôi cần mạnh mẽ để vượt qua sự dè bỉu của thiên hạ thì không đúng, bởi lúc đó tôi chưa ý thức được thế nào là sự mạnh mẽ. Cái nghèo cái khó không chỉ lấy đi của tôi tuổi thơ hồn nhiên mà còn lấy đi của tôi cả tư duy đúng đắn. Bố mẹ chỉ mong tôi học hành tử tế sau này công ăn việc làm ổn định, không được trộm cắp, đánh nhau, chơi game, cờ bạc… Nhưng với tôi việc đó vẫn diễn ra một cách âm thầm mà bố mẹ không hề biết, bởi lúc đó tôi nghĩ rằng “không trộm cắp lấy gì mà dùng“. Bởi lẽ thực sự với tôi lúc đó không biết bằng cách nào không biết làm thế nào để có tiền và phải làm gì để tôi có được những gì tôi muốn có. Tất nhiên bây giờ tôi hiểu rằng không phải vì bố mẹ sai, mà bởi vì bố mẹ đã cố gắng hết sức rồi, nếu bố mẹ biết phải làm gì thì gia đình đã không nghèo.
Tuổi 20 của tôi – Những trải nghiệm đầu đời
Năm tôi 18 tuổi (lớp 12) Tôi được bố mẹ đặt kì vọng thi đậu 1 trường quân đội nào đó, thế nhưng 16,5 là điểm thi đại học của tôi. Và rồi như bạn đoán được rồi đấy – trượt là điều hiển nhiên, mẹ tôi đã khóc vì tôi Không như “con nhà người ta”. Nhưng tôi thì khác, lúc đó tôi cảm thấy vui vì tôi không thích môi trường quân đội, cũng không tha thiết gì việc học hành. Trước khi biết điểm tôi đã đoán được kết quả là mình sẽ trượt. Với khát khao có được tiền và chứng minh bản thân của đứa trẻ trâu chính hiệu, tất nhiên cốt pha (làm khuôn đổ bê tông cột các toàn nhà) là 1 sự lựa chọn hoàn hảo.
Nhưng cuộc đời thì không bao giờ như là mơ, tôi rong ruổi từ bắc vào nam, cái sự khắc nhiệt của công trường của nắng của gió, của làm tăng ca, của những thanh sắt phi 32 (đường kính 32mm) năng 71kg dập tắt hoàn toàn giấc mơ kiếm tiền. 9 tháng khác nhiệt giúp tôi hiểu ra rằng làm thuê không thể giúp tôi có được tiền. Chỉ có học, chỉ có tiếp xúc với những người thành công tôi mới có cơ hội thay đổi cuộc đời mình, và thay đổi tương lai của con tôi sau này. Có đọc đến đây bảo tôi xạo ch*o, mấy tuổi đầu làm gì biết nghĩ đến con cái, nhưng thức sự lúc đó tôi nghĩ rằng con tôi sẽ nghĩ về bố nó như thế nào? Không lẽ đời bố mẹ, đời tôi và cả con cháu tôi sau này vẫn mãi nghèo sao. Và như vậy tôi đã quyết tâm trở về học lại và thi lại một lần nữa. Thi lại và lại trượt, tôi nộp Nguyện vọng 2 và khủng khoảng mới thực sự bắt đầu.
>> Khóa học Tuyệt chiêu Đàm phán sẽ giúp bạn chiến thắng trong mọi cuộc lương lượng.
Hành trang vào đời.
Sau khi quyết tâm trở về làm lại từ đầu tôi chọn quyết tâm học và thi lại. Vẫn là thi vào Phòng không không quân, vì nếu tôi thi trường ngoài bố mẹ sẽ không lo được. Nhưng cuộc đời đâu dễ dàng như vậy, luôn tạo ra những ngã rẽ cho cuộc đời tôi.
Giấc mơ tan vỡ
Trượt đại học lần 2, mọi người vẫn nghĩ đó là cú sốc lớn đối với tôi. Nhưng không, đó mới là điều tôi mong muốn, vì tôi ghét quân đội, tôi ghét bị gò bó. Lần thứ 2 thi trượt không phải vì tôi không thể thi đậu, mà vì tôi có giao kèo với bố mẹ chỉ khi có học bổng du học thì tôi mới đi học. Nhưng vì khi thi môn toán bị sai đề nên không muốn làm các môn tiếp theo thôi “kaka”. Tôi mong muốn được học trường ngoài để được tự do bay nhảy, tự do làm những gì mình thích. Chính nhờ cái quyết định lúc đó mới có tôi và câu chuyện để kể cho bạn nghe bây giờ.
Lần đầu làm sinh viên.
Năm 2014 tôi bắt đầu hành trình nhập học, mang trong mình nhiệt huyết, khát khao và đầy tự tin. Ban đầu tôi trọ cùng anh trai (hơn tôi 3 tuổi, lúc đó cũng là sinh viên), phòng trọ cách trường 11km. Khoảng vài tháng sau khi ra trường, anh trai tôi đi làm và còn lại mình tôi ở phòng trọ đó. 2 anh em ở trong phòng rộng 5,5 mét vuông (rộng gần 2 mét, dài gần 3 mét), tôi hay đùa chỗ tôi ở còn nhỏ hơn phần đất để xây mộ. Trong phòng không có gì ngoài cái giường, bếp ga, bát đũa, 1 cái nồi, 1 cái chảo, và cái quý giá nhất là chiếc laptop anh trai mới mua Asus A550C (đây cũng là thứ tạo nên một “tôi” khác biệt tôi sẽ kể bạn nghe ở phần sau)
Hành trang mà tôi mang đi đại học bao gồm: 2 quần dài, 2 quần cộc, 3 áo cộc, và 1 áo dài, mấy quyển sách, 1 ngôi nhà bằng tre (tự làm) để trong chiếc va ly gần 20 năm tuổi của bố tôi từ những ngày ông còn đi làm thuê. Ngoài ra tôi 1 chiếc xe đạp Phượng hoàng 1 bộ đồ sửa xe đạp (kìm, đồ vá xe, bơm, nan hoa. cờ lê). Tôi phải mang theo bộ đồ sửa xe vì gọi là con xe nhưng ngoài cái khung, với 2 cái bánh nó chả có cái gì đến cái phanh, cái chắn bùn còn hỏng, đi một đoạn là tuột xích. Đến cái cặp của tôi cũng xin từ 1 anh cùng xóm trọ, bút phải bỏ trong túi quần vì cặp thủng. Cần phải nói thêm rằng năm 2014 là năm mà smart phone đã tràn ngập thị trường rồi, oto chạy đầy đường chứ không phải kiểu cả xã hội đi xe đạp đâu nha các bạn trẻ.
>> Nếu bạn yếu về giao tiếp thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn: https://bit.ly/2uDGpuN
Khủng hoảng tuổi 20
Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc. Thì bạn hãy xem những gì tôi – thằng Trịnh Đức Dương, cái thằng đang ngồi cặm cụi cài bàn phím viết bài này đã trải qua những gì. Những gì bạn đang trải qua so với tôi sẽ như thế nào.
Đói rách và tủi nhục:
Khủng hoảng đầu tiên mà tôi phải đối mặt là sự đói rách, bần hàn, tự ti, tủi nhục. Ăn không đủ no mặc còn chả có nói chi đến đòi đủ ấm. Tiền phòng thì chỉ có 450k/tháng thôi, nợ 1 đến khi chuyển đi mới trả, tết về bác chủ nhà thương còn cho tiền mừng tuổi. Có những ngày đói, 1 gói mì chia làm 2 nửa, bộ lòng gà 5k cũng chia đôi (“Đừng nói với tôi về lòng tốt, ngoài chợ lòng tốt cũng chỉ 7k thôi”). Con phượng hoàng lửa đi 1 đoạn lại tuột xích, phải mang theo cờ lê vì nó tuột xíc là bị kẹt phải nới ốc ra mới lắp được xích. 1 ngày đạp xe mấy chục km (cả đi học, đi làm, và đi học thêm) ở đường Hà nội bụi mù mịt. Con xe đạp cũ đến mức, sau này bị bác chủ nhà bán mất vì tưởng xe bỏ đi.
Bạn thử hình dung khi 1 nhóm bạn chơi với nhau chúng nó có điện thoại, 1 mình bạn không biết làm gì, muốn khóc luôn các bạn ạ. Bạn hình dung 1 thằng thanh niên cả năm 1 bộ quần áo, cái quần jean mặc lâu mòn rách thấy cả mông xấu hổ vô cùng. Khi tôi nhận được học bổ của 1 trung tâm lên bục nhận mình tôi đi dép tổ ong, áo cộc tay, mà cái áo này lại là cái áo của 1 thằng hàng xóm ở quê cho. Có những khi lớp tổ chức đi chơi, tụ tập, phản ứng đầu tiên là né, làm gì có tiền mà đi tủi thân thực sự các ông ạ. Thời đó còn thịnh hành loại dép xốp, nó đứng quai dùng dây thép xâu chằng chịt ai cũng cười, nhưng đời phải sống nên cũng kệ thôi.
Sức ép từ nhiều phía:
Khủng hoảng tiếp theo mà tôi phải đối mặt là khi sức ép từ gia đình, từ bạn bè thầy cô, và từ chính bản thân mình. Tôi thức sự bế tắc “không biết phải sống sao cho vừa lòng mọi người”.
-
-
- Gia đình: Áp lực đầu tiên đến từ gia đình. Không ai ủng hộ tôi theo con đường này, vì tôi học công nghệ phần mềm, nhưng ở thời điểm đó tôi lại chọn học thiết kế đồ hoạ. Tiền ăn, tiêu, các khoản chi khác gần như tôi phải tự lo, khi khó khăn buồn chán phải tự mình giải quyết vì không thể chia sẻ với ai. Tôi muốn tâm sự với người thân cũng không thể 1 phần vì không ai hiểu, 1 phần vì làm gì có cái gì để liên lạc với bố mẹ đâu.
- Bạn bè: Với một thằng khố rách áo ôm, tư duy, hành động khác lạ chắc chắn tôi bị tách ra khỏi đám đông rồi. Nếu là bạn bạn có chơi với 1 thằng mồm nói ước, mơ trong khi quanh năm thấy mặc 1 bộ quần áo không. Không có tiền đồng nghĩa mọi cuộc vui tôi đều phải né tránh. Không tiền đồng nghĩa mọi lời kêu gọi đóng góp, ủng hộ, đều phải mặt dày hoặc đóng chậm.
- Thầy cô: Tôi về cơ bản khi đó khá nhiệt huyết vì vậy “khá thân” với thầy cô, nhưng chắc chắn cũng không nhận được sự ủng hộ của thầy cô rồi. Không phải thầy cô không muốn ủng hộ, nhưng thầy cô không tin tôi, vì một kẻ như tôi làm sao có thể tự mình làm được cái gì đó nên hồn. Có lần tôi nhớ mãi cô chủ nhiệm nói với tôi rằng “em học côn nghệ thông tin thì phải biết lập trình, em học cái thứ mà ai không đi học cũng có thể làm được thì không có tương lai đâu”
-
Bị cô lập hoàn toàn:
Không tiền, không bạn bè, không việc làm, chẳng có gì cả. Cái cảm giác ăn không đủ no, nắng không có quạt, lạnh không có áo, buồn không người tâm sự. Không có cả tiền điện thoại gọi về nhà,giường như tôi bị tách biệt ra khỏi thế giới, tôi không phải thuộc thế giới này chăng. 1 thằng Trịnh Đức Dương ngoài biết nói chẳng làm được cái trò chống gì? Vậy đó suốt 2 năm tôi chìm trong khủng hoàn thực sự. Không một người chỉ cho tôi phải học gì, làm gì và làm vì cái gì. Từng bước tôi đi không 1 ai bên cạnh, khó không biết hỏi ai, đường phía trước không biết mình đi đúng hay không..
Bạn thấy đấy, tôi – Trịnh Đức Dương từng có 1 thời như vậy. Tôi đã tự mình tường bước đứng lên. Vậy thì Nếu bạn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thì bạn hãy nhớ rằng chẳng có gì là không thể. Tôi có thể bạn cũng có thể
>> tham khảo khóa học Bí quyết viết CV chinh phục nhà tuyển dụng nhé. nó sẽ cực kì hữu ích cho bạn.
Vượt qua khủng hoảng tuổi 20.
Bây giờ nhìn lại tôi hay nói rằng lúc đó tôi tin mình làm được tin vào tương lai, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Một thằng thanh niên mới lớn lấy đâu ra một con đường đi rõ rằng như vậy. Tất cả những gì tôi làm là cố để tồn tại, ít nhất là theo cách nghĩ của tôi. Tôi làm mọi thứ mà tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp tôi có được tiền trong tương lai. Đó cũng là lý do tại sao bây giờ ở tuổi 24 tôi lại có thể làm nhiều lĩnh vực đến vậy (thiết kế, đào tạo, kinh doanh, marketing, tư vấn chiến lược, đầu tư…). Cố gắng cố gắng là 2 từ duy nhất để tôi tiếp tục.
Một mục tiêu – Quyết tâm theo đuổi.
Tuổi 19 đôi mươi, tôi chẳng có gì 1 ngoài 1 khát khao cháy bỏng. Tôi phải thành công, tôi phải làm được điều gì đó, Tôi gần như làm mọi thứ, làm không kể ngày đêm. Kim chỉ nam của tôi lúc đó gồm 2 câu khẩu quyết: Làm những gì không vi phạm pháp luật; và làm những gì không phải bỏ tiền túi ra. Với tôi lúc đó và với tôi bây giờ, tôi vẫn thấy 2 câu khẩu quyết đó là hoàn toàn đúng đắn với hoàn cảnh lúc bấy giờ của tôi. Nó không thể giúp tôi đi nhanh, nhưng nó giúp tôi không xa vào bất cứ cạm bẫy, tệ nạn nào của xã hội.
Tôi đã chọn đi 1 con đường lúc đó là thiết kế, và tôi quyết tâm theo đuổi nó đến cùng mặc dù tôi biết tôi không thực sự có năng khiếu với nó. Tôi luôn tâm niệm tôi kém hơn người khác 2 lần thì tôi sẽ nỗ lực gấp đôi, tôi kém gấp 4 lần tôi sẽ cố gắng gấp 4 lần. Quyết tâm và không bao giờ từ bỏ, tìm mọi cách để xuất sắc nhất trong lĩnh vực mình chọn. Thiết kế chính là cái nền là thứ giúp tôi có được ngày hôm nay, mặc dù giờ đây tôi không làm thiết kế, nhưng đó là cái nền để tôi phát triển bản thân mình theo nhiều hướng.
Bạn của tôi nếu bạn đang hoang mang hãy chọn 1 thứ và theo đuổi nó đến cùng chắc chắn bạn có thành tựu. Nhưng theo đuổi mục tiêu là tìm mọi cách để đạt được nó, nhưng phải có kế hoạch hành động. Mục tiêu không phải chỉ nói miệng là có thể đạt được, hãy hành động không ngừng nhé bạn tôi.
>> Khóa học bí quyết tạo động lực đội nhóm sẽ giúp bạn có 1 teamwork tuyệt vời.
Từ bỏ tất cả là cách để vượt qua khủng hoảng tuổi 20
Quá nhiều áp lực từ bạn bè, thầy cô, và gia đình, điều này đã đưa tôi đến 1 quyết định là từ bỏ tất cả. Nếu ai đó nói với tôi hãy “từ bỏ đi”, thì tôi sẽ từ bỏ, nhưng không phải từ bỏ điều tôi đang làm, mà tôi từ bỏ họ. Nếu “họ không thể làm tôi tốt hơn thì cũng đừng làm tôi kém đi”. Tôi đã từng là 1 người rất đông bạn bè, đặc biệt là các anh chị đi trước, nhưng chỉ trong 1 thời gian ngắn tôi chỉ còn chiếc máy tính là bạn. Điều đó thật tệ, cô đơn, nản trí, stress thực sự. Nhưng điều này giúp tôi tập trung hơn, ít bị soi mói, và bớt tốn kém vì các cuộc vui hơn,.
Điều đó thật cực đoan, tôi không khuyến khích bạn làm như tôi, vì không phải ai cũng vượt qua được sự cô đơn. Nhưng hãy loại bỏ những thứ tiêu cực ra khỏi cuộc đời bạn, tìm những môi trường tốt để sống. Tôi cũng chọn cho mình 1 cái tên khác (tạm giấu), ở công ty, đi học thêm và cả bạn bè tôi nhiều người cũng quen gọi tôi với cái tên mới. Cả lớp tôi và nhiều người làm cùng tôi không biết thằng Trịnh Đức Dương là thằng nào. Tôi muốn sau này cái tên Trịnh Đức Dương là cái người ta sẽ nhắc và gọi khi tôi thành công.
Cái giá lớn nhất mà tôi phải trả đó là tôi phải đánh đổi đi tuổi thanh xuân của mình để đổi lấy thành công. Những ngày miệt mài trong phòng tu luyện, cái khó thay đổi nhất của 1 thằng như tôi có lẽ là tư duy. Cái tư duy làng xã, an toàn, công việc, ổn định, tư duy muốn có việc nhà phải có cơ… không dễ thay đổi. Để rồi sau này khi tôi có những thành tựu đầu tiên tôi đã phải tự liên hoan 1 mình. Đau nhưng tôi nghĩ nó đáng.
Làm bạn với người nổi tiếng để thay đổi tư duy.
Bí quyết để tôi có được thành công như ngày hôm nay đó là làm bạn với người thành công các bạn ạ. Trong 1 lần lang thang trên mạng internet, tôi được nghe 1 diễn giả nói “Muốn thành công phải chơi với người thành công, nhưng muốn chơi với người thành công thì bạn phải thành công”. Nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục, và tôi đã chọn chơi với người thành công. Nhưng làm thế nào mà tôi lại có thể chơi được với người thành công. Tôi đã chọn giải pháp ăn cùng người thành công ngủ cùng người thành công, chỉ nghe người thành công nói các bạn ạ. Sáng ra tôi sẽ lên youtube nghe các diễn giả chia sẻ, cho tới khi đi ngủ tôi cài tự động tắt máy tính. 1 ngày 24 tiếng tôi giành khoảng 20 tiếng để nghe họ chia sẻ, dần dần tư duy của họ, cách họ hành động ngấm dần vào tôi. Đó cũng là cách để tôi thay đổi cái “tư duy làng” mà tôi nói ở phần trên.
Hãy nhớ rằng môi trường là thứ ảnh hưởng cực kì lớn dến suy nghĩ và thái độ của bạn về cuộc sống. Nếu bạn có những người bạn lười, và chăm chơi game. Bạn tin tôi đi bạn cũng thế. Và nếu bạn có những người bạn là người chăm chỉ và thành công, ít nhiều bạn cũng sẽ làm được điều gì đó.
>> Nếu bạn muốn đóng góp những bài chia sẻ được đăng trên Trang hãy liên hệ ngay với tôi nhé
Tìm kiếm một cơ hội
Bước tiếp theo mà tôi đã áp dụng để vượt qua khủng hoảng tuổi 20 là tìm kiếm cho mình những cơ hội. Cơ hội không bao giờ tự đến bạn phải tìm kiếm và sẵn sàng đón nhận nó. Bạn nhớ 2 khẩu quyết tôi nhắc đến ở trên không, cứ thế mà làm thôi. Không dễ gì để bạn được nhận vào các công ty, cũng không dễ gì bạn được người khác giúp đỡ. Bạn phải luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, luôn cho người khác thấy bạn sẵn sàng làm việc và cống hiến bất cứ khi nào bạn có thể. Có như vậy người khác mới sẵn sàng cho bạn cơ hội, và thực sự tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp dỡ của các anh chị đi trước. Đó cũng là lý do tại sao, các hệ thống đào tạo của tôi xây dựng với các cá nhân đều miễn phí.
Chỉ cần ai đó cho tôi cơ hội tôi sẽ nắm lấy tôi đã không đi làm thêm, mà tôi chọn làm thật. Tôi đi học việc mỗi công ty vài tháng tất nhiên là không có lương rồi. Tôi chọn phương pháp đến khi có lương tôi xin nghỉ việc, vì tôi biết lúc đó tôi đã làm được việc và tôi tìm kiếm 1 cơ hội khác. Cứ như vậy 2 năm ròng rã, trên con phượng hoàng lửa khắp Hà nội các bạn ạ. Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây có thể nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng để vượt quả khủng hoảng trong giai đoạn này.
Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm | ||
1 | Nguyên nhân giao tiếp kém | |
2 | Niềm tin là gì | |
3 | Bản lĩnh là gì | |
4 | Tự tin là gì | |
5 | Newen làm gì khi buồn |
Tạm kết về chia sẻ khủng hoảng tuổi 20
Khủng hoảng tuổi 20 là câu chuyện của tôi – Trịnh Đức dương. Người đã tạo dựng được thương hiệu ngay từ khi 21 tuổi. Những gì tôi đã trải qua ở tuổi 19,20 là những điều tôi muốn gửi đến các bạn. Không phải tôi muốn kêu ca về khủng hoảng ở tuổi 20 của tôi. Tôi muốn lấy đó làm động lực cho bạn, chẳng khó khăn nào không thể vượt qua nếu bạn thực sự cố gắng. Và tôi là Trịnh Đức Dương, người sẽ đồng hành cùng bạn. Đừng quên kể lại câu chuyện của bạn bằng cách bình luận bên dưới. Mong rằng Khủng hoảng tuổi 20 và câu chuyện của tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Tìm thấy mục tiêu, lý tưởng của đời mình.