Kỹ năng đàm phán bậc thầy – 5 Phương pháp đàm phán bậc thầy

Kỹ năng đàm phán bậc thầy. Đây là bài viết cung cấp cho các bạn 5 phương pháp đàm phán đỉnh cao dựa trên nguyên tắc tập trung vào giá trị. Từ đó mang lại cho bạn giá chị lớn hơn, và đạt được thoả thuận như bạn mong muốn. Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tóm Tắt Nội dung

1. Kỹ năng đàm phán bậc thầy

Nguyên tắc của 5 phương pháp này dựa trên việc tạo ra nhiều hơn giá trị cho người đối diện. Không phải lúc nào chúng ta đàm phán thương lương chúng ta đều phải ở vị trí thượng phong. Hãy lấy đúng những gì bạn cần. Và trao nhiều hơn giá trị mà đối tác của bạn cần.

Nếu là chia đôi 1 quả cam, tại sao bạn lại không cho đối tác của mình quyền bổ quả cam đó. Nếu bạn chỉ cần phần vỏ tại sao lại cố bắt đối tác trừ lại phần hạt. Như vậy bạn cần nhớ điều cố lõi của 5 phương pháp này, là tạo ra nhiều hơn giá trị cho người đối diện.

2. 5 phương pháp về kỹ năng đàm phán bậc thầy.

2.1. Quy tắc 51/49

Trong 5 quy tắc của Kỹ năng đàm phán bậc thầy lần này tôi để quy tác 51/49 lên đầu. Tôi  muốn bạn thấy rõ về việc cho đi nhiều hơn. Quy tắc này nói rằng hãy cố mang lại ít nhất 51% cho mọi mối quan hệ lâu dài.

Để có thể xây dựng và duy trì tốt các mối quan hệ một cách bền vững. Bạn cần phải có sự trao đổi qua lại về lợi ích. Và bạn hãy cố mang lại cho đối tác của bạn nhiều hơn những gì bạn đã nhận được nhận từ họ. Có thể bạn sẽ thấy thiệt thòi hoặc mất đi điều gì đó. Nhưng hãy nhớ rằng, chỉ có người chiếm ưu thế mới có quyền ban phát. Cho dù bạn có được đền đáp hay không thì bạn vẫn luôn là người chiến thắng. Ít nhất là ở vị trí quyền lực hơn, đối tác phải coi trọng bạn hơn, và những lần tiếp theo bạn sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên hãy nhớ đừng cho đi quá nhiều, hãy ở mức giới hạn 51/49

>> Đăng kí khoá học Kỹ năng giao tiếp thông minh để luôn làm chủ mọi tình huống nhé

2.2 Biết mình biết người

Phương pháp thứ 2 trong kỹ năng đàm phán bậc thầy đó là Ai có lựa chọn nhiều hơn. Hay còn gọi là biết mình biết ta. Trước khi tiến hàng đàm phán bạn cần phải hiểu rõ vị trí của mình. Bạn có ưu thế hay bạn đang phải phục tùng đối tác của mình.

Điều này là vô cùng quan trọng, Quy tắc cuộc chơi do kẻ mạnh đề ra. Nếu bạn là kẻ chiếm ưu thế trong đàm phán. Như đã nói ở phần 1 hãy cố gắng cho đi nhiều hơn 1 chút, hãy trừ lại cho những cơ hội tiếp theo và hãy để mình ở vị trí là kẻ ban phát cơ hội.

Nếu bạn yếu thế hơn, lúc này bạn sẽ phải tỏ ra khiêm nhường, phục tùng, chậm rãi hơn và kiên nhẫn hơn. Kiên nhẫn là một kỹ năng đàm phán vô cùng quan trọng. Nếu bạn không thể kiên nhẫn bạn không thể là một người đàm phán giỏi. Quan trọng hơn việc tiết chế cảm xúc không phải là để im lặng hoặc đơn thuần là để đó. Bạn phải tạo và tìm kiếm cơ hội để năm bắt quyền chủ động, và phải biết cách chủ động thoả hiệp

2. 3. Tập trung vào giá trị mà bạn mang lại

Kỹ năng đàm phán bậc thầy là bạn phải biết tập trung vào việc rèn luyện ở mọi khía cạnh cuộc sống. Khi đàm phán bất cứ điều gì, mục tiêu cuối cùng của bạn đều là đạt được một thỏa thuận. Bạn cần tập trung tuyệt đối vào thứ bạn cần. Bạn có thể điều hướng cuộc thương lượng nhưng cuối cùng mục đích của bạn bằng mọi cách phải đạt được.
bạn phải để giữ bình tĩnh, bản lĩnh và tập trung vào giải pháp. Trong khi đó buộc đối thủ bị tác động rất nhiều bởi những xáo trộn trong không gian. Đừng quên chúng ta đang đàm phán,  vì cả 2 bên đều đàm phán có lợi ích nào đó. Không áp đặt không quá nặng nề, không dùng quyền lực tuyệt đối trong đàm phán.

2.4. Tìm ra yếu điểm trong đàm phán

Trong đó việc tìm ra yếu điểm không phải để hạ đo ván đối phương. Điều chúng tôi muốn nói đến là việc bạn phải tìm được điểm mốt chốt, mà tại đó đối phương chấp nhận thoả hiệp. Trong quá trình đàm phán, hầu hết mọi người đều đi giành phần nói từ đầu đến cuối. điều này có vẻ đúng, nhưng đó lại là vấn đề nghiêm trọng.  Người ta trình bày những gì mình nghĩ, thay vì làm điều ngược lại để biết chính xác điều gì là quan trọng với họ.

Hãy khiến và tạo cho đối tác của bạn không gian tham gia vào cuộc đối thoại. Trong quá trình đàm phán bạn cần tập trung vào những câu hỏi mở. Để có thể tạo điều kiện cho đối tác của bạn có cơ hội để bộ lộ yếu điểm, cũng như mong muốn thực tế của mình. Để có thể có Kỹ năng đàm phán bậc thầy bạn không chỉ rèn luyện cách trình bày hay chia sẻ, điều bạn thực sự cần là tất cả các kỹ năng xử lý tình huống.

Kỹ năng đàm phán bậc thầy

2.5. Bổ sung những điều khoản phụ

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rất nhiều kỹ năng đàm phán bậc thầy. Nhưng như thế là chưa đủ, trong đàm phán bạn cần có những điều khoản phụ. Những điều khoản bổ sung, bạn đừng bao giờ thờ ơ với nó. Mục tiêu chính đã được xác định, nhưng bạn cần tạo thêm những điều khoản khác, những thứ mà bạn nghĩ sẽ hữu ích. Nếu kết thúc buổi đàm phán, bạn không đạt được những điều khoản, có thể tương lai sẽ là khó khăn cho bạn. Nhưng đừng bao giờ làm giảm giá trị của chính mình.

Hãy cố gắng tạo ra các tình huống có lợi về cả hai phía. Cố gắng để trở thành người điều phối của hoạt động đàm phán. Thêm bạn bớt thù mới là mục đích chính. Đối tác là bạn, và tương lai có thể chúng ta sẽ còn gặp nhau nhiều lần nữa. Hãy để cả 2 đều là người chiến thắng. Có như vậy cuộc đàm phán mới thực sự thành công.

>>Tham khảo thêm khoá học Tuyệt chiêu đàm phán sẽ giúp bạn chiến thắng mọi cuộc thương lượng đàm phán

4. Kết luận

Thông qua bài viết về Kỹ năng đàm phán bậc thầy. tôi muốn gửi đến các bạn 2 điều.

1 – Để trở thành 1 người có kỹ năng đà phán bậc thầy. Bạn cần phải  trao nhiều hơn giá trị mà đối tác của bạn cần. Đừng quá tập trung vào việc thu về tối đa lợi ích

2. Học cách kiềm chế cảm xúc, Học cách điều hướng mục tiêu của đối phương và tìm thấy cơ hội của mình. Có như vậy bạn mới thực sự trở thành người có kỹ năng đàm phán bậc thầy thực sự.

Như vậy Trịnh Đức Dương Blog vừa cùng các bạn tìm hiểu về Kỹ năng đàm phán bậc thầy – 5 Phương pháp đàm phán bậc thầy. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp các bạn phát triển một cách toàn diện hơn.