Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Những khái niệm phân loại, các yếu tố ảnh hưởng và cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề được thực hiện như thế nào. Trong cuộc sống dù ít hay nhiều chúng ta cũng gặp phải các vấn đề cần giải quyết. Khi bạn càng có vị trí, địa vị cao, các yêu cầu về kỹ năng giải quyết vấn đề càng trở nên phức tạp. Trong bài viết này trinhducduong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết và thấu đáo về chủ đề này.
Tóm Tắt Nội dung
Tổng quan về kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết các tình huống của các cá nhân trong các điều kiện khó khăn, bất ngờ và không được dự báo trước. Nó thể hiện qua kiến thức kinh nghiệm, sự linh hoạt và khả năng ra quyết định nhanh chóng mang đậm tính cá nhân. Như vậy có thể thấy rằng kỹ năng giải quyết vấn đề có thể được xem là một trong các kỹ năng mềm quan trọng với mỗi người.
Phân loại các vấn đề trong cuộc sống.
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề và cách làm luyện chúng; chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc phân loại các vấn đề trong cuộc sống. Theo đó người ta có thể phân loại các vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau: Thông thường người ta chia vấn đề thành: Vấn đề sai lệch và Vấn đề hoàn thiện. Ngoài ra người ta cũng có thể chia vấn đề thành: Vấn đề trước mắt, vấn đề dự báo, và vấn đề suy diễn. Cụ thể như sau:
-
-
- Vấn đề sai lệch: Là khái niệm để chỉ các trường hợp cá nhân hay tập thể gặp phải những khó khă cần được giải quyết không theo một quy tắc thông thường.
- Vấn đề hoàn thiện: Là những vấn đề có thể đánh giá, dự báo trước. Vấn đề hoàn thiện có thể đo lường, cụ thể hóa, một cách chính xác và và chi tiết kết quả sẽ diễn ra
- Vấn đề Trước mắt: Là những vấn đề của cá nhân tổ chức đang và sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn cần được xử lý ngay lập tức.
- Vấn đề dự báo: Là khái niệm để chỉ các khó khăn vướng mắc dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai. Tất nhiên vấn đề này chỉ xảy ra nếu tình hình hiện tại không thay đổi.
- Vấn đề suy diễn: Là những vấn đề giả định ảnh được đặt ra dự đoán cho tương lai. Chúng dựa trên các vấn đề và tình hình ở thời điểm hiện tại để đánh giá suy xét, và dự đoán.
-
Những nguyên nhân dẫn đến giải quyết vấn đề thiếu hiệu quả.
Để có thể để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Chúng ta cần hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến đến việc chúng ta thiếu khả năng giải quyết các vấn đề trong công việc cuộc sống. Một cách khách quan thường có 6 nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết vấn đề thiếu hiệu quả bao gồm:
Thiếu kiến thức nền trong kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kỹ năng giải quyết vấn đề yếu kém của các cá nhân. Thông thường để có thể giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về vấn đề, phản xạ linh hoạt, và cả kỹ năng ra quyết định. Những yếu tố này không tự nhiên mà có. Đó là một quá trình học hỏi, rèn luyện và tích lũy kiến thức lâu dài. Vì vậy để có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề bạn cần phải không ngừng học hỏi, cải thiện kiến thức chuyên môn. Đồng thời cần thực hành giải quyết nhiều vấn đề phát sinh khác nhau trong cuộc sống.
Thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
Đây là một trong những điểm yếu chí mạng trong kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp một vấn đề cụ thể nếu bạn không có đầy đủ các thông tin thì bạn không thể đưa ra một giải pháp phù hợp. Có thể bạn sẽ thấy rằng vấn đề đề nảy sinh ngay trong quá trình làm việc. Vậy thì chúng ta lấy đâu ra thông tin để có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Rõ ràng trước khi xảy ra một vấn đề cụ thể nào đó bạn cần có kỹ năng lường trước và dự phòng rủi ro. Khi gặp một vấn đề cụ thể những kiến thức mà bạn chuẩn bị có thể không chính xác, nhưng nó sẽ hỗ trợ tối ưu cho quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Đồng thời chính vì yếu tố thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác dẫn đến các quyết định chủ quan và thiếu chính xác. Đòi hỏi người đưa ra quyết định có tầm nhìn và phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Nhìn nhận vấn đề phiến diện thiếu sự liên kết.
Nhìn nhận vấn đề phiến diện là điểm yếu chết người của kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể dễ dàng bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến việc thiếu tính liên kết của các vấn đề nhỏ trước đó. Hãy cố gắng chậm lại một chút và liên kết các vấn đề nhỏ trong một vấn đề phức tạp. Tránh việc đưa ra các giải pháp phần ngọn bọn nhỏ lẻ thiếu tính gốc rễ của vấn đề.
Đồng thời bạn cũng cần nhìn dài hạn hơn một chút để xem xét việc quyết định của mình đưa ra có phù hợp với định hướng trong tương lai hay không. Đặc biệt với đối thủ họ có thể đưa ra các đòn tâm lý làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Nếu không thể đưa ra giải pháp cho vấn đề ngay lập tức hãy tìm cách để trì hoãn nó. Bạn cũng cần giữ cho mình sự bình tĩnh không bị cuốn theo các yếu tố bên ngoài.
Thiếu sự cam kết và chịu trách nhiệm với vấn đề.
Thiếu cam kết và không chịu trách nhiệm với vấn đề mà mình cần giải quyết là yếu tố làm hạn chế kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Nếu bạn thiếu sự cam kết bạn sẽ không có động lực để giải quyết tận gốc vấn đề. Bạn cũng không có động lực để làm việc và sáng tạo nhiều hơn với vấn đề của bạn. Khi nhận được một vấn đề cần giải quyết Bạn cần có thái độ đúng và tích cực. Cùng với cam kết và chịu trách nhiệm với vấn đề mà mình đã đã nhận. Việc này sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự sáng và hiệu quả công việc.
Đặc biệt thái độ đổ lỗi và và đùn đẩy trách nhiệm sẽ dẫn đến việc vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người có tư duy không phải việc của mình hoặc chưa phải lúc. Điều này dẫn đến đến việc không đủ thời gian để giải quyết các vấn đề. Suy nghĩ có người khác làm hộ khiến cho công việc trở nên trì trệ. Khi làm việc nhóm hãy nghiêm túc với phần việc mà mình được giao. Thường xuyên nhắc nhở đôn đốc các thành viên và tạo động lực cho họ họ cùng làm việc
Làm việc không có phương pháp và kế hoạch.
Nguyên nhân cuối cùng trong các nguyên nhân dẫn đến kỹ năng xử lý vấn đề yếu kém đó là làm việc thiếu kế hoạch. Với cá nhân không có kế hoạch và không có phương pháp sẽ dẫn đến sự sai khác về kết quả cuối cùng. Với các tổ chức đội nhóm thiếu phương pháp và không có kế hoạch khiến cho các vấn đề phức tạp trở nên khó giải quyết. Các thành viên làm việc một cách tự phát, không thống nhất. Trong mọi công việc bạn cần có phương pháp và kế hoạch hành động cụ thể. Có mục tiêu cũng như phương pháp đánh giá, đo lường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề.
Khi một vấn đề mới phát sinh có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Trong đó kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, và kỹ năng ra quyết định là 3 kỹ năng quan trọng. Ngoài ra hàng loạt các kỹ năng khác cũng cần thiết như nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề.
Kỹ năng phân tích – yếu tố tầm nhìn trong kỹ năng giải quyết vấn đề.
Để có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức bạn cần có kỹ năng phân tích tình huống. Bạn cần đưa ra các nhận định dựa trên nguồn lực sẵn có, các yếu tố trước, trong và sau quyết định của bạn. Cùng với tình hình thực tế Thế sau hàng loạt các phân tích chuyên sâu bản mới có thể đưa ra một cách xử lý phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp – Yếu tố hỗ trợ trong kỹ năng giải quyết vấn đề.
Khi gặp một vấn đề đề nan giải nào đó đặc biệt trong đàm phán thuyết phục. Lúc này kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp bạn khai thác thông tin, làm dịu tình hình và kéo dài thời gian đưa ra quyết định. Cũng cần phải nói thêm rằng kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nhưng giúp bạn truyền đạt và khai thác thông tin. Trong xử lý vấn đề kỹ năng giao tiếp không phải phải nói chuyện phiếm. Nó phải giúp bạn đạt được các mục đích giao tiếp nhất định nào đó. Đặc biệt Cần phải chú ý đến các thông tin hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của bạn.
Kỹ năng ra quyết định – Yếu tố quyết định trong ký năng giải quyết vấn đề.
Sau hàng loạt các yếu tố thì ra quyết định là yếu tố cuối cùng và then chốt của kỹ năng xử lý vấn đề. Việc đưa ra một quyết định dựa trên sự tin tưởng óc phán đoán và phân tích vấn đề của bạn. Đồng thời khi ra quyết định bạn cũng cần phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Không phải ai cũng có đủ khả năng và thẩm quyền để đưa ra quyết định. Nhưng nếu có cơ hội khi bạn hãy suy xét thật kỹ, tính toán và đưa ra cả các phương án dự phòng rủi ro. Tất nhiên để đạt được thành công đôi khi bạn cần đưa ra các quyết đị khi cơ hội thành công thấp để chớp lấy tời cơ.
6 bước trong kỹ năng giải quyết vấn đề.
Sau khi đã tìm hiểu các đặc điểm cơ bản về kỹ năng giải quyết vấn đề chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bước triển khai nó. Theo các nghiên cứu để có thể thực hiện giải quyết vấn đề chúng ta cần trải qua 6 bước bao gồm: Xác định vấn đề; Xác định nguyên nhân vấn đề; Đưa ra giải pháp; lựa chọn giải pháp; Lập kế hoạch, Giám sát vàn đánh giá. Cụ thể như sau
Bước 1: Xác định vấn đề trong kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bắt đầu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề là xác định một vấn đề cụ thể. Bạn không thể giải quyết các vấn đề Nếu như bạn không biết chính xác vấn đề của mình gặp phải là gì. Việc xác định vấn đề cần thực hiện một cách khách quan nhiều chiều. Từ đó bạn mới có thể đưa ra những đánh giá đầu tiên về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Hãy hạn chế việc sử dụng Hệ quy chiếu cá nhân quy chụp lên vấn đề đề của tập thể. Để có thể xác định vấn đề bạn cần phải thực hiện hàng loạt các thao tác xử lý:
-
-
- Thừa nhận vấn đề mà bạn đang gặp phải
- Xác nhận vấn đề một cách rõ ràng và tường minh.
- Sắc nhận vấn đề về bằng cách nhìn tổng quan đa chiều.
- Nghiên cứu các Cạm Bẫy dẫn đến phủ nhận vấn đề.
-
Để có thể xác định một vấn đề nào đó bạn cần đưa ra hàng loạt các câu hỏi. Những câu hỏi này ngày giúp bạn có được chân dung của vấn đề mà bạn đang gặp phải. Một số câu hỏi mà bạn có thể đặt ra khi gặp một vấn đề cụ thể như sau:
-
-
- Vấn đề này phát sinh do đâu
- Vấn đề này nó xảy ra ở đâu, lúc nào chào và có liên quan gì đến các sự kiện khác?
- Vấn đề này đã xảy ra trong quá khứ chưa và nó đã được giải quyết chưa.
- Có thể sơ đồ hóa vấn đề này hay không?
- Có những mâu thuẫn tiềm ẩn nào bên trong của vấn đề mà thai chưa thấy không?
- Tác hại của việc không giải quyết tận gốc vấn đề này là gì?
- Những nguy cơ nào có thể xảy ra khi bạn giải quyết vấn đề này?
- Tác hại của việc không giải quyết tận gốc vấn đề này là gì?
- Chúng ta sẽ có lợi ích gì khi giải quyết vấn đề?
- Vai trò và tầm quan trọng của vấn đề Nếu chúng được giải quyết là gì?
- Vấn đề này có đơn giản hay rất phức tạp?
- Vấn đề này có được giải quyết bởi các nguồn lực sẵn có hay không?
- Mục tiêu cuối cùng cần phải đạt được khi giải quyết vấn đề là gì?
-
Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề
Bước thứ 2 trong thực thi kỹ năng xử lý vấn đề Là xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Để có thể xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạn cần phân tích các yếu tố cốt lõi, yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến tình huống hiện tại. Bạn cần hiểu và nhìn nhận một cách đúng đắn mức độ phức tạp của vấn đề mà mình đang gặp phải. Trong đó các bước để thực hiện cụ thể như sau:
-
-
- Tập hợp dữ liệu dẫn đến vấn đề đang gặp phải.
- Xác định phạm vi Tầm ảnh hưởng và sự phức tạp của vấn đề.
- Xem xét các hạn chế chế của các giải pháp chuẩn bị đưa ra.
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích vấn đề để đưa ra kết quả cuối cùng.
-
Nếu bạn có như cầu du lịch, hãy tham khảo thêm dịch vụ thuê Gopro tại Hà Nộicủa chúng tôi nhé.
Bước 3: Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.
Bước thứ 3 trong kỹ năng giải quyết vấn đề là đưa ra các giải pháp cho vấn đề của bạn. Ngay sau khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề mà mình gặp phải. Lúc này bạn cần phải đưa ra những giải pháp đầu tiên. Ở bước này bạn cần cố gắng suy nghĩ tất cả các giải pháp có thể để giải quyết được vấn đề của mình. Bất kể giải pháp đó là gì chúng điên đồ như thế nào hãy Note ra khi có thể. Số lượng giải pháp của Vấn đề càng lớn cơ hội để bạn giải quyết vấn đề càng cao. Đừng hồi hộp với bất kỳ giải pháp nào đặc biệt là các giải pháp từ những người xung quanh.
-
-
- Tuy vậy để có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn bạn cần phải bám sát vào các yếu tố sau:
- Mục tiêu của vấn đề là gì
- Yếu tố nào ưu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề
- Nguồn lực bạn đang có và có thể huy động như thế nào
- Mục tiêu tối thiểu mà bạn cần đạt được là gì.
-
Bước 4 lựa chọn phương án tối ưu.
Sau khi bạn đã đưa ra hàng loạt các giải pháp cho vấn đề là mình gặp phải. Lúc này bạn cần nghiêm túc lựa chọn một phương án tối ưu. Một phương án tối ưu là một phương án phù hợp với nguồn lực, Tiết kiệm chi phí, nguồn lực, thời gian nhưng cho hiệu quả cao nhất. Khi lựa chọn một phương án tối ưu bạn cần liên tục đưa ra các câu hỏi dưới đây:
-
-
- Phương án có khả thi không.
- Phương án có phù hợp với nguồn lực bạn đang có và có thể huy động không.
- Kỹ năng lãnh đạo và giám sát có thể thực hiện giải pháp không
- Thời gian thực hiện giải pháp ấp có tối ưu không.
- Giải pháp nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Các rào cản có thể gặp phải trong quá trình trình thực thi phương án.
- Giải pháp có rủi ro không.
- Giải pháp có phù hợp với lợi ích của các bên tham gia giải quyết vấn đề không.
- Giải pháp phù hợp với đạo đức pháp lập và khả năng thực thi khi không.
-
Vi có quá nhiều các yếu tố để có thể lựa chọn một giải pháp tối ưu. Vì vậy phương pháp thường được áp dụng là đánh giá và đo lường các giải pháp. Hãy cho các yếu tố để đánh giá giải pháp Các trọng số. Sau đó đó tính toán và đưa ra các kết quả cuối cùng cho một phương án khả thi. Việc này tương tự giống như hình thức áp KPI cho nhân viên. Cuối cùng bạn so sánh điểm số số dựa trên in cách tính điểm này. Từ đó bạn có thể đánh giá một cách chính xác tính khả thi phương án giải quyết vấn đề.
Bước 5: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề.
Bước thứ 5 trong 6 bước giúp bạn giải quyết vấn đề về đó là lập kế hoạch và thực thi giải quyết các vấn đề cụ thể. Bạn cần xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai ai giải quyết vấn đề. Kế hoạch của bạn bao gồm các bước thực hiện phân bổ nguồn lực ốc và giai đoạn thực hiện kế hoạch.
Ngoài việc phân bổ nguồn lực bạn cần có một kế hoạch hành động cụ thể. Hãy cố gắng chia nhỏ các khoảng thời gian và các mục tiêu nhỏ để hoàn thành mục tiêu lớn. Qua mỗi một giai đoạn cần có các con số để đánh giá thống kê và phân tích. Việc này sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan về tiến độ giải quyết vấn đề của mình.
Bước 6: Giám sát thực hiện và đánh giá kết quả.
Bước cuối cùng trong quá trình thực hiện giải quyết vấn đề đó là giám sát thực hiện và đánh giá kết quả. Ở bước này bạn có hai việc cần phải thực hiện bao gồm giám sát và đánh giá. Bản chất của việc giám sát phát là đánh giá các vấn đề nhỏ dựa trên kết quả báo cáo. Dựa trên tình hình thực tế tiến độ triển khai công việc mà bạn có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Hãy đánh giá các kết quả thực hiện một cách thường xuyên và chủ động. Tránh việc chờ đợi đến thời gian sau cùng mấy thực hiện quá trình đánh giá kết quả.
Sau khi một vấn đề được giải quyết kết bạn cần thực hiện quá trình nhìn lại và đánh giá chi tiết dự án. Với một số doanh nghiệp họ sẽ thực hiện thao tác đóng gói và quy trình hóa. Việc này sẽ giúp cho các các thế hệ nhân sự kế cận có thể tiếp cận và áp dụng quy trình một cách triệt để khi gặp một vấn đề tương tự. Với các cá nhân cũng vậy quá trình đánh giá kết quả sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan và đúng đắn về hiệu quả của ủa quá trình giải quyết vấn đề.
Những kiến thức giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm | ||
1 | Thuyết trình là gì | |
2 | Kỹ năng giao tiếp | |
3 | Thuyết phục là gì | |
4 | Nỗi sợ và cách vượt qua nỗi sợ | |
6 | Cách tạo động lực đội nhóm | |
7 | Cách viết CV |
Tạm kết về kỹ năng giải quyết vấn đề.
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời thông qua bài viết chúng tôi cũng chia sẻ tới các bạn nhiều kiến thức liên quan. Từ đó giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ đề này. Hãy nhớ rằng kỹ năng giải quyết vấn đề không phải ngày một ngày hai mà có được. Đó là một quá trình học tập, rèn luyện lâm dài. Hãy bình luận bên dưới bài viết suy nghĩ của bạn về chủ đề này nhé.