Những việc lãnh đạo cần phải làm – Làm gì để trở thành 1 nhà lãnh đạo

Những việc lãnh đạo cần phải làm, hay làm gì để trở thành một nhà lãnh đạo. Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ đặt ra. Những việc lãnh đạo cần phải làm là gì việc nào là quan trọng nhất? Trong bài viết này trinhducduong.con và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề đó.

Tóm Tắt Nội dung

Làm gì để trở thành 1 nhà lãnh đạo.

Làm gì để trở thành một nhà Lãnh Đạo là một câu hỏi khó, là 1 người trẻ tôi luôn nỗ lực để hoàn thiện mình. Chính vì vậy chia sẻ dưới đây chỉ đứng dưới góc nhìn cá nhân rất mong nhân được sự đóng góp nhiều hơn từ phía các bạn độc giả.

Để trở thành một người lãnh đạo, ngoài phải có tố chất bạn cần phải rèn luyện rất nhiều kĩ năng. Bạn cũng cần một quá trình tích lũy, khổ luyện và trau dồi kiến thức lâu dài. Một người lãnh đạo có thể không phải là người giỏi chuyên môn như kỹ sư, không giỏi lao động như anh công nhân. Để trở thành mộ người lãnh đạo bạn cần trở thành một người toàn diện và “giỏi nghề lãnh đạo”. Cụ thể những yếu tố bạn cần có và rèn luyện để trở lành nhà lãnh đạo là gì?

Những việc Lãnh đạo cần phải làm

Là một người lãnh đạo bạn cần rèn luyện để trở thành người có tâm, có tầm, có khát vọng, từ dó quy tụ quanh mình những chiến tướng, những con người cùng bạn vượt qua những khó khăn thử thành, hoàn thành giấc mơ chung. Dưới đây là một vài việc bạn cần thực hiện để trở thành một người lãnh đạo.

1. Rèn luyện để có được tầm nhìn xa.

Như đã chia sẻ trong bài Lãnh đạo là gì thì lãnh đạo khác quản lý và mọi người ở tầm nhìn xa trông rộng. Không người nào chỉ nhìn từ nhà ra đến công ty mà có thể trở thành một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo cần có cái nhìn bao quát vượt xa cấp dưới của mình, bạn phải nhìn thấy cả tương lai vài chục năm sau. Có như vậy bạn mới có thể thực sự trở nên khác biệt và dẫn dắt được người khác đi theo.

Để có thể có được tầm nhìn xa trông rộng bạn cần 2 yếu tố bao gồm: Tố chất và rèn luyện. Trong đó tố chất chiếm khoảng 20% và rèn luyện chiếm 80% cách bạn nhìn về tương lai. Có những người sinh ra đã có thiên phú vượt trội, tuy nhiên để có được cái nhìn đúng nhất về tương lai bạn buộc phải rèn luyện để có kiến thức và hiểu biết. Bạn không thể nhìn thấy cơ hội nếu bạn không bước ra ngoài tìm tòi học hỏi. Bạn cũng không thể chớp lấy thời cơ nếu bạn không đủ năng lực. Vì vậy hãy học thật nhiều, thực chiến thật nhiều, còn trẻ hãy ra ngoài kia để bị quăng quật. Có như vậy bạn mới có thể có được tầm nhìn vượt xa người khác.

2. Tạo dựng tầm ảnh hưởng.

Một trong những việc lãnh đạo cần phải làm là trở thành  là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Tại sao ư? Người lãnh đạo là người sinh ra để dẫn dắt mọi người cùng tiến về phía trước, nếu bạn không có tầm ảnh hưởng sẽ không thể tạo được sự tin tưởng và đồng lòng. Người lãnh đạo không chỉ tạo nên tầm ảnh hưởng trong tổ chức của mình, bạn cần phải xây dựng tầm ảnh hưởng với cộng đồng và xã hội.

Trong tổ chức bạn cần là người có tầm ảnh hưởng, như thỏi nam châm thu hút nhân tài về với mình. Là người thuyền trường, thấu hiểu và truyền lửa, tạo dựng niềm tin cho cán bộ công nhân viên. Với cộng đồng bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua những đóng góp cho xã hội. Đóng góp cho xã hội không chỉ dừng lại ở tiền bạc, bạn có thể chia sẻ, đạo tạo, giúp đỡ… Bạn càng thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân tốt bạn càng có được tầm ảnh hưởng và niềm tin của mọi người.

3. Lãnh đạo phải là Lãnh tụ tinh thần.

Trong tổ chức bạn phải luôn là lãnh tụ tin thần, là ngọn đuốc soi đường để mọi người đi theo. Trái với người quản lý, sử dụng kỉ luật để tạo sức ép buộc cấp dưới chấp hành nhiệm vụ. Người lãnh đạo phải luôn là điểm tựa tinh thần, là tấm gương cho mọi người trong tổ chức. Bạn là người lãnh đạo bạn phải luôn giữ được lửa,  năng lượng tích cực, niềm tin. Trong mọi trường hợp Người lãnh đạo phải là người kiên cường nhất, là người đi tiên phong, và là người gục ngã sau cùng.

4. Có khả năng Xây dựng chiến lược.

Một trong Những việc lãnh đạo cần phải làm  đó là hoạch định chiến lược cho tổ chức. Lãnh đạo phải có tầm nhìn dài hạn, có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Xây dựng chiến lược không phải vẽ ra một câu chuyện cho vui. Xây dựng chiến lược là công việc đòi hỏi sự kết hợp giữa, tầm nhìn và khả năng lập kế hoạch dài hạn.

Là một người lãnh đạo bạn không cần đưa ra kế hoạch thực hiện chi tiết, hãy để việc đó cho các chiến tướng và bộ phận phụ trách thực hiện. Nhiệm vụ của bạn là xây dựng nên kế hoạch dài hạn trên tiềm lực của tổ chức, tình hình thực tế và dự kiến trong tương lai. Những bước đi của bạn cần dài hơi và tính nhất quán cao, có thể điện rồ nhưng phải có tính khả thi (với tổ chức của bạn).

5. Lãnh đạo là người ra quyết định.

Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là người ra quyết định đúng lúc đúng thời điểm, quyết định của người lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Những thay đổi, quyết định nhỏ của người lãnh đạo có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của tổ chức. Việc ra quyết định của lãnh đạo không phải dựa trên yếu tố độc đoán, mà cần có cái nhìn đa chiều dựa trên đóng góp của mọi người. Việc đưa ra quyết định trong những trường hợp quan trọng sẽ thể hiện được tài thao lược của người lãnh đạo. 1 quyết định được ra khi vào chỉ khi nó là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài.  Người lãnh đạo dám ra quyết định, họ phải chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình và chịu trách nhiệm với mọi người trong tổ chức.

6. Lãnh đạo tạo ra sự thay đổi.

Hiện nay những người lãnh đạo “già” thường có xu hướng kinh nghiệm. Họ sống bằng kinh nghiệm và lãnh đạo cũng bằng kinh nghiệm. Chính sự bảo thủ không chịu cập nhật và thay đổi là một trong những yếu tố giết chết tổ chức của họ. Trong bất kì bối cảnh nào, xã hội luôn có sự biến động, người lãnh đạo cần có sự thay đổi bắt kịp xu hướng. Trong nhiều trường hợp thay đổi kế hoạch, chiến lược là cần thiết. Trong công tác quản lý, thay đổi cũng là điều cần thiết để giữ lửa nhiệt huyết của mọi người.

Việc thay đổi của người lãnh đạo không chỉ trong công việc đôi khi đó là việc thay đổi cả hệ tư tưởng. Tất nhiên không có sự thay đổi nào dễ dàng, việc thay đổi bản thân, từ đó thay đổi người xung quanh luôn vấp phải cả sự đồng tình và phản đối. Tập đoàn Thiếu Lâm Tự là một trong những câu chuyện tuyệt vời cho sự thay đổi. Họ không còn là một ngôi chùa cổ kính, võ tăng với võ sư thượng thừa. Thiếu Lâm Tự ngày nay đã trở thành tập đoàn đa ngành. Trong đó đào tạo đại học, bất động sản, du lịch là nòng cốt phát triển. Điều đó cho thấy những thay đổi của người lãnh đạo tạo nên sự khác biệt như thế nào

7 Tạo dựng môi trường làm việc

Việc cuối cùng trong những việc mà lãnh đạo cần phải làm đó là tạo nên một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường mà ở đó công việc được thực hiện theo một quy chuẩn, mọi thứ được quy định chặt chẽ, hành động thống nhất. Trong khi môi trường làm việc tốt là môi trường mà ở đó mọi người có cơ hội được thừa nhận, cống hiến, học hỏi và phát triển bản thân, giúp họ có cuộc sống tốt.

Tong tổ chức người lãnh đạo cần thưởng phạt phân minh. Không chỉ tạo cho tổ chức một môi trường làm việc, mà cần phải tạo ra mảnh đất của sự sáng tạo. Mọi người bình đẳng, cống hiến và hưởng thụ.

>> Tham khảo khóa học Tăng năng suất công việc gấp 3 lần với trello Để có được khả năng làm việc hiệu quả nhất

Những việc lãnh đạo cần phải làm

Kết luận về Những việc lãnh đạo cần phải làm

  • Để có thể trở thành 1 nhà lãnh đạo, bạn không chỉ cần có tố chất. Bạn cần phải rèn luyện bản thân rất nhiều để trở nên toàn diện. Bạn cần phải nhớ rằng Người lãnh đạo không phải là người giỏi nhất, nhưng họ là người toàn diện nhất.
  • Những việc mà lãnh đạo cần phải làm bao gồm: Thiết lập tầm nhìn; Quy tụ quân chúng; Là lãnh tụ tinh thần; Có khả năng xây dựng chiến lược; Có khả năng ra quyết định; Là người tạo ra sự thay đổi và phải tạo dựng được một môi trường làm việc tốt.

Trên đây là những chia sẻ của Trinhducduong.com về Những việc lãnh đạo cần phải làm, hay làm gì để trở thành một nhà lãnh đạo. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về nghề lãnh đạo. từ đó tu tập bản thân sớm đạt được thành tựu.