Phong cách lãnh đạo. Là điều mà bất kì một nhà lãnh đạo nào cũng đều quan tâm. Dẫu biết rằng, ai cũng có phong cách riêng. Thế nhưng bạn có biết những phong cách lãnh đạo nào là bất biến? Và tại sao những phong cách lãnh đạo đó lại trường tồn cùng thời gian.
Tóm Tắt Nội dung
1. Phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo được hiểu là phương thức thực hiện và cách tiếp cận của một người lãnh đạo. Từ lời ăn tiếng nói cho tới hành động, tạo ra tầm ảnh hưởng cho câp dưới. Ở góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng, hay tác phong làm việc của sếp.
Những nhà lãnh đạo tài năng trên thế giới. Họ thường tập chung để xây dụng cho mình một phong cách riêng. Phong cách nà còn được xem là nét riêng của người lãnh đạo. Thông thường phong cách lãnh đạo của người làm chủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định đến văn hóa của công ty và hành động của thể của từng nhân viên.
2. Những phong cách lãnh đạo bất biến.
Là một nhà lãnh đạo bạn cần tạo cho mình phong cách lãnh đạo riêng. Nhưng đừng quên rằng bạn cần tạo cho mình sự linh hoạt trong quản lý. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những phogn cách lãnh đạo được xem là bất biến.
2.1 Phong cách lãnh đạo quyền uy.
Đây là một trong những phong cách được áp dụng vô cùng nhiều trong các cơ quan tổ chức. Người lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất. Người lãnh đạo loại này thường tập trung vào việc áp đặt các quy tắc và phương pháp thực hiện cụ thể cho nhân viên.
Đặc điểm chung của phong cách lãnh đạo quyền uy
- Lời nói là mệnh lệnh: Khi có công việc cụ thể, Người lãnh đạo đưa ra quyết định và yêu cầu thực hiện một cách thụ động. Họ không cần phải để tâm đến ý kiến góp ý của nhân viên.
- Lãnh đạo quyền uy thực hiện khi mà cần đưa ra những quyết định mang tính áp đặt và bắt buộc. Có nghĩa là đôi khi bạn cần phải đưa ra quyết định để dẫn dắt con thuyền của bạn đi đúng hướng.
- Lưu ý: Lãnh đạo quyền uy là một phong cách được sử dụng không nhiều. Bạn không nên hiểu nhầm rằng việc sử dụng sức mạnh của người lãnh đạo chèn ép, đè nén nhân viên là phong là phương pháp lãnh đạo quyền uy. Phong cách này chỉ được áp dụng trong những trường hợp cụ thể mà thôi.
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Là một trong những phong cách lãnh đạo được áp dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp lớn. Việc sử dụng phong cách này giúp cho nhân viên của bạn có cơ hội để phát triển. Họ được tự do đề xuất những phương án mới cách làm hay. Từ đó tạo ra được động lực phấn đấu cho nhân viên.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ.
Để giải quyết công việc cụ thể, Ban lãnh đạo sẽ là người tổ chức thực hiện họp bàn và lây ý kiến. Nhiều người sẽ cùng thực hiện việc ra quyết định. Nhưng trong số người ra quyết định cần có 1 người ra quyết định cuối cùng. Quyết định này dựa vào những ý kiến được nên ra trong cuộc họp.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ không phải là việc yếu đuối của một người lãnh đạo. Mà người lại, Lãnh đạo dân chủ tạo ra sức mạnh và sự tôn trọng tuyệt đối. Việc thể hiện là một người biết lắng nghe, và cho người khác cơ hội thể hiện giúp bạn nhận được sự đồng thuận cao.
- Có thể trong nhiều tình huống bạn đã có quyết định cho riêng mình. Thế nhưng bạn cũng nên tạo ra sự dân chủ trong tổ chức. Những ý kiến đóng góp sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động.
- Đối với nhân viên phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ cho họ cả giác họ là người quan trọng. Nhân viên được là một phần của sự thành công, điều này sẽ thúc đẩy họ cố gắng nhiều hơn.
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do.
Đôi khi rất nhiều người nhầm tưởng phong cách lãnh đạo tự do với phong cách lãnh đạo dân chủ. Nhưng về mặt bản chất 2 phong cách này có đôi chút khác biệt.
Phong cách lãnh đọa tự do là phong cách lãnh đạo trao quyền quyết định cho nhân viên. Người lãnh đạo tối cao cho phép nhân viên của mình được ra quyết định và tự chụi trách nhiệm với quyết định đó. Và tất nhiên những người ra quyết định phải có được những quyền lực cần thiết để thực hiện điều đó.
Khi nào bạn được phép trao quyền lãnh đạo tự do.
- Có những việc bạn không thể tự mình giải quyết. Vì vậy cần trao quyền lãnh đạo dân chủ. Nhưng không phải ai cũng có được khả năng này. Người được trao quyền phải thực sự là những người có năng lực. Họ có khả năng thay thế bạn sử lý tình huống, có khả năng phân tích và điều phối. Đồng thời người này phải nhận được sự tín nhiệm từ những người khác.
- Tất nhiên trong nhiều trường hợp. đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, Có rất nhiều trường hợp bạn phải biết cách phân chia và cho đi quyền lực của mình. Có như vậy cuộc sống doanh nhân mới thực sự hạnh phúc.
- Như trên đã nói Phong cách lãnh đạo tự do buộc đồng nghiệp của bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Thế nhưng không phải vì thế mà bạn tìm cách quy chụp và đỗ lỗi cho họ. Bạn cần thực hiện việc này một cách có giám sát.
>> Tham khảo khóa học CEO và nghệ thuật quản trị nhân sự, giúp các bạn có được đội ngũ tốt nhất
2.4 Phong cách lãnh đạo nguồn lực.
Đây là một trong những phong cách lãnh đạo tuyệt vời mà bạn cần phải biết. Đó và việc vận dụng 1 cách linh hoạt các phong cách lãnh đạo vào trong từng trường hợp cụ thể, các đối tượng cụ thể của doanh nghiệp.
- Một người lãnh đạo cần có cái tâm, cái tầm và phải có khát vọng. Bạn có tầm nhìn và sự ảnh hưởng đối với nhân viên. Ví dụ, với người mới bạn cần phải thể hiện cái uy. với người học việc bạn phải là người thầy. Với nhân viên nòng cốt bạn phải thể hiện cái tâm và cái tầm. Với lãnh đạo cấp dưới bạn cần phải là là người lan tỏa giá trị, và là người lãnh tụ.
- Phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân mà tạo điều kiện cũng như cho nhân viên của bạn những quyền lợi mà họ đáng được hưởng. Chúng tôi thường chia sẻ với học viên của mình rằng. Có 3 Phương pháp lãnh đạo, là đức trị, kỹ trị, và pháp trị. Bạn phải hiểu và nắm rõ quy luật có như vậy bạn mới có thẻ lèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công.
3. Kết Luận
Có rất nhiều những phong cách lãnh đạo khác nhau. tuy vậy Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog chỉ chia sẻ cho các bạn những phong cách lãnh đạo tiêu biểu nhất, thường được áp dụng nhất. Đồng thời đó cung là phong cách lãnh đạo bất biế đối với bất kì doanh nghiệp nào.
Mong rằng thông qua bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cách nhìn mới về quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả.