Sai lầm của lãnh đạo – Top 22 những sai lầm trong lãnh đạo

Sai lầm của lãnh đạo là gì? Top 21 sai lầm trong lãnh đạo và hoạt động quản trị nhân sự thường xuyên gặp phải là gì. Làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo có tâm, có tầm trong mắt cấp dưới, cán bộ công nhân viên, đối tác, và khách hàng. Trong bài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những sai lầm của lãnh đạo, qua đó giúp bạn có một đội ngũ vững mạnh.

Tóm Tắt Nội dung

Tổng quan về Sai lầm của lãnh đạo.

Là con người ai cũng có những sai lầm, và với các nhà lãnh đạo cũng vậy. Nếu xem lãnh đạo là một nghề thì các hoạt động lên quan đến ứng xử, tầm nhìn, khả năng ra quyết định, tuyển mộ và quản trị là công việc của họ. Trong quá trình làm việc tuỳ theo lứa tuổi, tính cách, hiểu biết khác nhau mà các nhà lãnh đạo sẽ mắc phải những sai lầm khác nhau.

Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cao nhất, bạn phải chịu trách nhiệm trước cán bộ công nhân viên và cả bản thân về thành bại của tổ chức. Bạn không bị quản lý bởi các nội quy, quy định, của công ty, bạn chỉ chịu sự quản lý của chính bản thân mình. Vì vậy hãy bỏ qua những lối mòn của tư duy, nhìn thẳng vào bản thân mình và thay đổi những sai lầm của bạn. Là một người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy vậy với những gì đã trải qua, thông qua quá trình học hỏi và rút kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ một vài sai lầm của lãnh đạo thường thấy nhất.

Những Sai lầm của lãnh đạo.

Như đã nói ở trên, ai cũng có sai lầm nhưng lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức. Những Sai lầm của lãnh đạo dù nhỏ nhất cũng có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng. Vị trí cao thì trọng trách lớn, bạn phải liên tục thay đổi, cải thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn. Dưới đây là 19 Sai lầm của lãnh đạo mà tôi đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế của bản thân.

Sai lầm của lãnh đạo trong phát triển, đánh giá bản thân.

Là một người lãnh đạo, việc tự nhận thức và loại bỏ các thói quen xấu là cô cùng quan trọng. Thế nhưng rất nhiều người có thói quen buông thả bản thân thiếu kỷ luật. 3 Sai lầm của lãnh đạo liên quan đến tư duy và việc phát triển bản thân.

Sai lầm 1: Không định rõ mục tiêu

Sai lầm của lãnh đạo đầu tiên thường được nhắc tới là khả năng xác định mục tiêu. Khi bạn là một người lãnh đạo nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng thì sớm muộn tổ chức của bạn cũng tan rã. Người lãnh đạo là người có nhiệm vụ định hướng và dẫn dắt, nếu không có mục tiêu làm sao để bạn có thể dẫn dắt. Nhân viên của bạn sẽ không thể đạt hiệu suất công việc tốt nếu họ không biết mình đang làm vì cái gì. Việc xa rời mục tiêu còn gây ra sự mâu thuẫn giữa các bộ phận thực thi, không đạt được các kế hoạch trong modun nhỏ.

Bạn là nhà lãnh đạo, bạn có thể không đặt các mục tiêu nhỏ, kế hoạch thực hiện chi tiết. Nhưng nhất định bạn phải cho đội ngũ của bạn thấy, hiểu rõ và tường tận về mục tiêu mà bạn đang hướng tới. Ngoài ra bạn cũng cần để nhân viên của mình biết được những mục tiêu cá nhân mà họ cần đạt.

Sai lầm 2: Không làm gương

Nếu bạn là lãnh đạo của tổ chức bạn phải là người làm gương, không có luật lệ riêng cho lãnh đạo. Mọi hành động của bạn ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Bạn là người sống buông thả thì bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình kỷ luật. Nếu nhân viên của bạn buộc phải làm thì họ cũng làm vì lợi ích của chính họ chứ không vì lợi ích của công ty. Vì vậy hãy luôn nhắc nhớ bản thân ngoài việc nghĩ cách “kiếm tiền” cho công ty hãy là một tấm gương để mọi người noi theo.

Bạn là thuyền trưởng của tổ chức, mọi hành động của bạn dù là nhỏ nhất đều chịu sự giám sát của nhân viên. Nhân viên không phê phán bạn không có nghĩa họ không thấy, bạn là lãnh đạo không đồng nghĩa với việc bạn có quyền. Nếu bạn có quy định không đi giày vào văn phòng thì hãy là người đầu tiên thực hiện nó. Nếu bạn quy định đào tạo hàng tuần thì hãy nên xuất hiện thường xuyên. Có thể bạn có những vấn đề riêng khiến bạn vi phạm luật lệ, và nó đủ thuyết phục hãy cho mọi người biết, còn nếu không hãy tự uốn nắn bản thân trước khi làm việc đó với nhân viên.

Sai lầm 3: Không giữ lời hứa.

Một trong những sai lầm của lãnh đạo khó chấp nhận nhất là không giữ lời hứa, hứa xuông. Từ nhỏ chúng ta được dạy rằng hãy giữa lời hứa, nếu không làm được thì đừng hứa. Thế nhưng rất nhiều chủ doanh nghiệp lại vi phạm điều này. Những lời hứa trong lúc cao hứng, lời nói tưởng như vô hại lại có ảnh hưởng to lớn đến nhân viên. Nếu bạn nói mà không thực hiện sẽ có lúc nhân viên không còn tin vào những gì bạn nói nữa. Có rất nhiều những lời hứa xuông mà các sếp thường mắc phải dưới đây là một vài gợi ý như:

      • “Làm đi anh sẽ cất nhắc”: Lời nói này tạo động lực cho nhân viên, nhưng nếu bạn không thực sự chắc về nó đừng hứa. Vì nếu không thực hiện mọi lời hứa về tương lai của bạn sẽ chẳng ai tin cả.
      • “Sang năm anh sẽ tăng lương”: Tăng lương là lời hứa đánh vào nhu cầu kinh tế. Có thể lúc đó bạn thực sự nghĩ vậy, nhưng sau đó quên đi, hoặc bạn cố ý làm như vậy. Nhưng cái gì người ta càng kì vọng khi không đạt được sẽ càng mất niềm tin. Nó tương tự như câu “anh không để em thiệt”.
      • “Anh mượn tạm mấy chục mấy nữa anh trả”: Mượn tiền cũng rất hay sảy ra với các sếp, với bạn có thể vài chục rất nhỏ, nhưng với nhân viên thì hoàn toàn khác. Khi bạn trả nhân viên sẽ nói “thôi sếp ạ”, “mấy chục ấy mà” nhưng nếu bạn không trả nó lại là một câu chuyện khác.

Sai lầm của lãnh đạo trong hoạt động quản trị nhân sự.

Hoạt động quản trị nhân sự là một hoạt động gồm rất nhiều việc khác nhau. Tuy vậy ở đây tôi sử dụng từ quản trị với ý nghĩa là luật lệ, quy định, sử dụng nhân sự. Quản trị là công việc chính vì vậy các sai lầm của lãnh đạo thường gặp phải ở các hoạt động quản trị cụ thể như sau:

Sai lầm 6: Không trao quyền cho cấp dưới.

Trong hoạt động quản trị nhân sự, sai lầm của lãnh đạo thường gặp phải đó là việc ôm đồm quá nhiều việc. Có 2 lý do thường dẫn đến việc không muốn trao quyền cho cấp dưới bao gồm: Sợ mất tầm ảnh hưởng; và sợ nhân viên làm không tốt.

      • Sợ mất tầm ảnh hưởng: Là nỗi lo thường trực nhất của các nhà lãnh đạo “mới”. Họ sợ khi cho đi quyền lực nhân viên sẽ nắm bắt được bí quyết, công nghệ, mối quan hệ dẫn đến nguy cơ uy hiếp ngược lại lợi ích của công ty. Với các cán bộ cấp trung khi trao quyền họ sợ cấp dưới có tầm ảnh hưởng lớn hơn uy hiếp vị trí của mình.
      • Sợ nhân viên không làm tốt. Những người sếp đi “dân kỹ thuật” đi lên những người rất giỏi chuyên môn. Chính vì vậy họ có xu hướng ôm đồm mọi việc, tôi cũng từng là một người như vậy. Thấy nhân viên làm việc chỉ muốn nhảy vào làm luôn vì không ưng ý. Thế nhưng bạn cần hiểu rằng, sẽ chẳng ai có thể làm bạn hài lòng 100% được.

Là một người lãnh đạo không thể ôm mọi việc về mình, buộc bạn phải học cách để trao quyền. Thế nhưng tâm lý của nhiều nhà lãnh đạo là sợ trao quyền, hoặc không biết phải trao quyền như thế nào. Nhưng bạn cần phải nhớ rằng chìa khoá thành công của lãnh đạo là biết cách trao quyền cho nhân viên một cách hiệu quả. Việc trao quyền phải đúng người, đúng lúc, theo đó quyền phải đi cùng với lợi ích và trách nhiệm.

Sai lầm 7: Quá buông lỏng

Một trong những sai lầm của lãnh đạo vô cùng nghiêm trọng là quản lý quá buông lỏng. Ngược với hình thức quản lý chặt chẽ bằng thiếu quân luật, một số người có xu hướng phó mặc cho quản lý cấp trung, và thiếu sự sâu sát với nhân viên cấp thấp. Tất nhiên với các tập đoàn, công ty lớn Giám đốc không thể nào quan tâm tới từng nhân viên bởi vì họ còn nhiều việc phải làm. Nhưng không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý, và tâm lý phó mặc. Nếu không thể sâu sát đến nhân viên cấp thấp hãy cố gắng làm việc đó với cấp quản lý trực tiếp.

Với các công ty nhỏ người lãnh đạo thường sử dụng “Đức trị” để cùng làm việc với anh em. Nhưng việc này rất dễ dẫn đến sự cả nể, làm việc cảm tính. Bạn cần xác định rõ ràng vị trí, vai trò, trách nhiệm của từng người. Nhiều ông chủ với mô hình doanh nghiệp nhỏ thường xem nhân viên cũng là anh em. Nhưng hãy để 2 chữ anh em sau giờ làm việc, trong công việc mọi thứ phải được thực hiện đúng quy định.

Sai lầm 8: Chống lại sự thay đổi

Chống lại sự thay đổi thường là một trong những sai lầm của lãnh đạo lớn tuổi. Những chủ doanh nghiệp và lãnh đạo lớn tuổi thường có xu hướng kinh nghiệm, ngại thay đổi. Họ cảm thấy an toàn với tình hình hiện tại, sợ rủi ro, sợ mắc sai lầm sợ phải đánh đổi. Tư duy an toàn là loại tư duy cố hữu sẽ tăng dần theo tuổi tác, họ sợ 1 bước đi sai lầm sẽ không còn cơ hội để làm lại. Từ đó những người này sẽ có xu hướng chống lại sự thay đổi.

Để có thể phát triển đội ngũ một cách tốt nhất, việc bạn nên làm là không ngừng thay đổi, cải tiến, áp dụng quy trình công nghệ mới. Ở thế kỷ 21 công nghệ mới, cùng với hành vi người dùng thay đổi liên tục, buộc bạn phải thay đổi liên tục. Nhưng thay đổi không phải là việc làm ồ ạt, không định hướng. Thay đổi là một quá trình lâu dài, liên tục, có kế hoạch và định hướng rõ ràng. Những thay đổi phải dựa trên tình hình thực tế, các vấn đề nội tại, và cần có dự phòng rủi do.

Sai lầm 9: Thiếu tin tưởng nhân viên

Thiếu tin tưởng nhân viên là một trong những sai lầm của lãnh đạo hết sức nghiêm trọng. Nghi thì không dùng, dùng thì không nghi, đã dùng người mà không tin tưởng thì không thể làm được việc lớn. Không tin tưởng nhân viên dẫn đến việc bạn phải tự giải quyết các vấn đề lớn. Can thiệp quá sâu vào quá trình tư duy, sáng tạo và giải pháp của cấp dưới. sẽ biến người lãnh đạo trở thành một nhân viên mẫn cán nhất của tổ chức. Người lãnh đạo tài ba là người biết dùng người là trao cho anh ta những trọng trách lớn lao. Đồng thời quản lý, giám sát nhân viên một cách khoa học và có chừng mực.

Việc thiếu tin tưởng và can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên đôi khi tạo ra cảm giác bất phục, ỷ lại. Người làm lãnh đạo cần có cái tầm vượt lên trên những người khác, tư duy sợ mất, sợ thiệt thì không thể làm lãnh đạo. Nhưng nếu bạn quá tin tưởng vào người không đáng tin sẽ tạo ra hậu quả khôn lường. Chính vì thế lãnh đạo không phải việc dễ dàng, nếu dễ quá ai cũng làm được thì vị trí của lãnh đạo ở đâu.

Sai lầm 10: Áp đặt là Sai lầm của lãnh đạo phổ biến nhất.

Áp đặt là một trong những tính cách nổi bật của nhiều nhà lãnh đạo, khi con người có quyền lực trong tay họ sinh ra mong muốn buộc người khác phải tuân theo. Áp đặt và ra quyết định chỉ cách nhau 1 sợ chỉ mảnh, ra quyết định là kết quả của việc tham khảo, phân tích nhiều chiều. Trong khi đó áp đặt là hành vi mang tính cá nhân, độc đoán và phiến diện. Việc sử dụng quyền lực để áp đặt, buộc người khác thực hiện theo mong muốn nguyện vọng của mình không phải lúc nào cũng tốt. Nhiều người sử dụng quyền áp đặt một cách thái quá khiến nhân viên không còn được sáng tạo trong công việc. Đồng thời việc áp đặt gây ra tâm lý làm việc đối phó, chờ đợi, mất đi tính tự giác và tự nguyện.

Bạn nên nhớ rằng người ra quyết định là người phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi bạn áp đặt quá nhiều nhân viên của bạn sẽ có tâm lý chờ đợi mệnh lệnh của bạn. Họ không còn muốn suy nghĩ, muốn cống hiến bởi lẽ bởi họ biết ý kiến mà họ đưa ra có thể sẽ bị tính áp đặt của bạn lọai bỏ. Vì vậy thay vì áp đặt nhân viên hãy khuyến khích họ sáng tạo, và tự chịu trách nhiệm. Bạn là người lãnh đạo nhiệm vụ của bạn là dẫn dắt và định hướng. Nếu thấy nhân viên sai đường hãy chỉ cho họ để họ biết tự điều chỉnh lại kế hoạch thay vì buộc họ làm theo ý bạn.

Sai lầm 11: Sai lầm trong sử dụng nhân sự.

Là một lãnh đạo việc tìm cho mình những người có cùng giấc mơ, khát vọng, tầm nhìn là quan trọng. Nhưng tuyệt đối đừng báo giờ tìm, hoặc đạo tạo ra những con người có cùng suy nghĩ với bạn.Những kẻ có cùng suy nghĩ với bạn, cùng sở thích với bạn chơi có vẻ vui đấy, nói chuyện có vẻ hợp đấy, sướng đấy nhưng chỉ nên thân thiết ngoài đời, đừng làm việc cùng nhau. Lãnh đạo và cấp dưới có tầm nghĩ sẽ sinh ra bợ đỡ, nịnh hót, ỉ lại và mù quáng, trống tránh trách nhiệm thôi.

Bạn thử nghĩ mà xem:

Nhân sự cùng suy nghĩ với bạn, phong cách làm việc giống bạn, suy nghĩ giống bạn. Bạn ngồi nghĩ, họ cũng ngồi nghĩ, bạn không làm họ cũng không làm. Thậm chí bạn nghĩ, nhưng họ chẳng nghĩ gì, vì họ đau có đau nỗi đau của bạn. Mà doanh nghiệp cần người làm, chứ cần bao nhiêu người nghĩ. Nghĩ mà không làm thì nghĩ làm gì?

Bạn nghĩ, nhân sự của bạn gật gù, bạn quyết định nhân sự gật gù, bạn chưa quyết định, nhân sự của bạn cũng gật gù, thì tổ chức của bạn sẽ đi về đâu? Nhân sự của bạn nghĩ giống bạn, nhưng bạn lại là người ra quyết định, sai lầm ai sẽ chịu? Tất nhiên là bạn rồi.

Doanh trại trăm vạn quân, quân sư chỉ 1, lãnh đạo chỉ 1, tướng quân cả trăm, còn đâu là dân, binh, sĩ, tốt, hậu cần,… Đằng này bạn muốn doanh nghiệp của mình tiến về phía trước, đánh đông dẹp tây, mà không sĩ tốt, chỉ toàn quân sự thì sao đi nổi… Quân sư cũng cần ra chiến trường, khảo sát thực địa, cầm đao giết giặc, hiểu địch hiểu ta thì mới nên mưu lược, bày biện cơ đồ. Chưa từng kinh qua trận mạc, chưa từng có thành tựu nào sao xứng đáng bày mưu tính kế.

Sai lầm 12: Liên tục thay đổi yêu cầu, kế hoạch trong công việc

Sai lầm của lãnh đạo tiếp theo đó là thiếu tính nhất quán và thường xuyên thay đổi kế hoạch. Trong quá trình tiếp xúc với nhiều giám đốc của các công ty tôi nhận thấy nhiều người liên tục thay đổi yêu cầu cũng như mục tiêu trong công việc. Điều này chứng tỏ năng lực tổ chức và xây dựng kế hoạch của bạn có vấn đề. Bạn nên nhớ rằng mỗi thay đổi nhỏ của bạn sẽ làm ảnh hưởng tới hàng trăm hàng nghìn nhân viên bên dưới. Trước khi đưa ra kế hoạch lớn hãy suy xét nghiên cứu thật kỹ, sau đó hãy để nhân viên thực hiện nốt kế hoạch của bạn. Nếu bạn liên tục thay đổi mục tiêu, yêu cầu, và kế hoạch hành động sẽ khiên nhân viên chán nản.

Việc thay đổi liên tục các yêu cầu sẽ dẫn tới hậu quả nhân viên không còn quyết liệt ở các dự án tiếp theo. Tâm lý chờ đợi sẽ xuất hiện, bởi lẽ họ không muốn triển khai kế hoạch của sếp khi họ biết rằng nó sẽ thay đổi. Quản lý cấp trung của bạn cũng không muốn truyền đạt kế hoạch đến nhân viên phụ trách. Đây là vấn đề đã thực sự sảy ra ở nhiều công ty tôi từng có dịp hợp tác.

Sai lầm của lãnh đạo trong hành vi ứng xử

Sai lầm của lãnh đạo trong hành vi ứng xử.

Nhóm sai lầm của lãnh đạo tiếp theo tập trung vào các hành vi ứng xử giữa sếp với nhân viên. Đó là những sai lầm tưởng như nhỏ nhặt nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý chung rất lớn. Mọi hành vi của bạn đều được nhân viên quan sát và đánh giá, nếu bạn không có ý thức điều chỉnh hành vi của mình thì rất dễ dẫn đến bàn tán, nói xấu lãnh đạo, gây chia rẽ và mâu thuẫn.

Sai lầm 13: Coi thường cấp dưới.

Coi thường cấp dưới là một sai lầm của lãnh đạo được biểu hiện ở nhiều góc độ và nhiều cấp độ khác nhau. Việc cảm thấy bị coi thường xuất hiện ở góc nhìn của nhân viên chứ không phải góc nhìn của bạn. Vì vậy hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên xem hành vi của bạn đã đúng hay chưa, có cần hay đổi hay không. Một vài hành vi tưởng như vô hại nhưng thường bị xem là coi thường như: Nhân viên chào sếp không đáp lại; gạt đi ý kiến của nhân viên; chê bai nhân viên trước mặt nhân viên khác…

Việc coi thường nhân viên tạo cảm giác thiếu tôn trọng, thừa thãi, mất nhiệt huyết trong công việc. Ngoài ra khi nhân viên cảm thấy họ ở đẳng cấp thấp, bị coi thường họ sẽ có tâm lý đề phòng, lo sợ. Bạn sẽ rất khó nắm bắt được suy nghĩ, mong muốn của nhân viên nếu họ có tâm lý đề phòng. Suy nghĩ coi thường nhân viên cũng khiến cho bạn mất đi cái nhìn sáng suốt trong việc sử dụng bổ nhiệm nhân sự. Vì vậy hãy mở lòng với nhân viên, cả suy nghĩ và hành động hãy chứng mình bạn luôn coi trọng tất cả mọi người cho dù họ ở vị trí nào đi chăng nữa.

Sai lầm 14: Quá thân thiện

Thân thiện với nhân viên là một trong những điểm cộng của các vị lãnh đạo, thường thì việc thiếu thân thiện là nhược điểm. Nhưng việc quá thân thiện với nhân viên lại mang đến những tác dụng ngược. Việc thân thiện với nhân viên tạo cảm giác gần gũi, thoải mái hơn trong công việc. Tuy vậy thân thiện quá mức sẽ gây cảm giác “nhờn” mất đi uy quyền của bạn trong mắt nhân viên. Trong những vấn đề hệ trọng bạn sẽ rất khó đưa ra quyết định giữa tình cảm và lý trí. Đồng thời việc thân thiện quá mức với 1 nhóm nhân viên hay một vài bộ phận sẽ gây chia rẽ và bàn tán. Nhiều người cũng có xu hướng lợi dụng mới quan hệ với sếp để đạt mục đích cá nhân nếu bạn quá thân thiện với họ.

Khi bạn là một nhà lãnh đạo hãy cho cấp dưới cảm nhận được sự thân thiện, tôn trọng ở một mức độ nào đó. Hãy vạch ra làn ranh giữa sự thân thiện và nghiêm khắc, giữa tình cảm và các quy định của công ty. Trong công việc cần tuyệt đối nghiêm túc không trêu đùa, cợt nhả hay nói chuyện phiếm. Thân thiện không phải là dễ dãi, thân thiện là cởi mở, là lắng nghe, chia sẻ chứ không phải nhân viên thích làm gì cũng được.

Sai làm 15: Thiên vị hoặc tạo cảm giác thiên vị

Sai lầm của lãnh đạo thường được bàn tán nhất là thiên vị. Là một người lãnh đạo chắc hẳn từng có lúc bạn có sự ưu ái một cá nhân hay bộ phận nào đó hơn một chút. Đôi khi “ưu ái” chỉ là hành động khen thưởng khi nhân viên đạt kết quả tốt, hay nhắc đến cán nhân, bộ phận nào đó nhiều hơn. Nhưng làm gì cũng cần có chừng mực, việc khen, thưởng cần được công bằng, minh bạch, tạo cảm giác công bằng. Hãy cho nhân viên cảm giác được sếp quan tâm như nhau thay vì so sánh, đố kỵ tránh việc chia rẽ mất đoàn kết. Việc nhắc đi nhắc lại thành tích của một người hay bộ phận cũng rất dễ tạo cảm giác thiên vị.

Nếu bạn khiến cho cấp dưới của mình có cảm giác bạn đang thiên vị có nghĩa bạn đang công ty thành các phe phái. Phe được thiên vị thường có xu hướng cửa trên, trong khi phe còn lại có xu hướng nói xấu và chống đối. Bạn cần phân biệt rõ về tạo không khí cạnh tranh lành mạnh và việc phân cực. Tôi từng nói chuyện với nhiều nhân viên, nhiều người có xu hướng bỏ cuộc, “sếp thiên vị có cố gắng cũng không được như những người còn lại”. Hãy cố gắng để tạo cảm giác công bằng thay vì thiên vị như vậy trong một tổ chức.

Thói quen xấu trong giao tiếp 2

Sai lầm 16: Khích lệ động viên không kịp thời.

Khích lệ động viên là một nghệ thuật mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải biết. Thế nhưng đôi khi Việc ” tình thương đặt không đúng chỗ sẽ biến thành thù hận”. Động viên khích lệ, hay tạo động lực cho nhân viên không phải chỉ dừng lại ở việc tăng lương hay thưởng. Người lãnh đạo buộc phải tạo cho nhân viên cảm giác thích thú với công việc. Tạo cho họ nguồn động lực thúc đẩy họ phát triển.

Việc khích lệ là việc cần thực hiện đúng nơi đúng chỗ và phù hợp với hoàn cảnh. Sai lầm của lãnh đạo luôn trù dập, phủ nhận công lao của nhân viên, không chịu hiểu và thông cảm cho những khó khăn của cấp dưới. Điều này khiến không ít người trong số họ có cảm giác chán nản và bỏ cuộc. Người lãnh đạo giỏi là người giúp nhân viên nhìn thấy cơ hội và tương lai của mình trong công việc. Động viên bằng vật chất, tinh thần, chức vụ đúng lúc sẽ tạo động lực cho nhân viên nỗ lực hết sức mình. Người lãnh đạo không chỉ là người truyền lửa mà còn phả là người giữ được ngọn lửa nhiệt huyết cho nhân viên của mình.

Sai lầm 17:  Thiếu tôn trọng sự sáng tạo

Đây là một trong những sai lầm của lãnh đạo cần được thay đổi ngay lập tức, đặc biệt là đối với những lãnh đạo lớn tuổi. Nhiều người lãnh đạo có xu hướng bảo thủ, không chịu tiếp nhận những điều mới mẻ. Thay vì việc khuyến khích, lắng nghe, chia sẻ về ý tưởng mới, người này luôn tìm cách để đả kích sự sáng tạo của cấp dưới. Đặc biệt là đối với nhân viên trẻ những người lãnh đạo thường có thái độ thiếu tôn trọng và coi thường những sáng kiến mới.

Người trẻ luôn có ngọn lửa nhiệt huyết và mong muốn được tỏ sáng. Những người trẻ có suy nghĩa táo bạo dám nghĩ dám làm, nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy hãy tôn trọng và tìm cách cho họ có cơ hội khẳng định mình, hãy tìm cách để dõi theo và dẫn dắt họ đi đúng hướng.

>> Xem thêm các bài viết về làm chủ cảm xúc để có thể hoàn thiện bản thân hơn nhé

Sai lầm của lãnh đạo trong hoạt động tuyển dụng

Sai lầm của lãnh đạo trong hoạt động tuyển dụng.

Tuyển dụng là công việc thường xuyên và bắt buộc, việc làm thế nào để có được nhân viên phù hợp là cực kỳ quan trọng. Tuyển dụng không đơn thuần là tìm được người tài về cho tổ chức của bạn. Tuyển dụng đề cao năng lực và tính phù hợp của nhân sự với vị trí và văn hoá doanh nghiệp. Người ta ví tuyển dụng như đãi cát tìm vàng không thể nóng vội và cảm tính được. Dưới đây là một số sai lầm của lãnh đạo phổ biến của lãnh đạo trong tuyển dụng.

Sai lầm 18: Tuyển mộ gấp gáp.

Tuyển dụng quá gấp gáp lỗi chủ yếu đến từ bộ phận nhân sự nhưng thường nguyên nhân là từ phía lãnh đạo. Nhân sự với một doanh nghiệp đặc biệt quan trọng, tuyển dụng nhân sự rất mất thời gian và tốn kém. Đôi khi trong các dự án lớn việc bổ sung ồ ạt nhân sự dẫn đến vỡ dự án do nhân sự không phù hợp. Việc tuyển dụng sai không chỉ khiến công việc đình trệ, tuyển dụng và sa thải liên tục gân chán nản, mất thời gian đào tạo, chậm tiến độ dự án. Ngoài ra nhân viên mới bị đuổi thường nói xấu công ty tạo ra dư luận không tốt

Đôi khi bộ phận nhân sự và người phỏng vấn không có kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức chuyên môn dẫn đến tuyển dụng cảm tính. Trong quá trình tuyển dụng hãy chậm lại một nhịp, đừng vì muốn lấp đầy vị trí trống mà tìm mọi cách có được nhân viên. Trước tiên bạn hãy mô tả vị trí công việc và yêu cầu nhân sự viết mô tả tuyển dụng thật cẩn thận. Sau đó hãy đưa ra các tiêu chí đánh giá một nhân sự thật kỹ lưỡng. Cuối cùng là phỏng vấn hãy xem xét thật kỹ tính phù hợp của nhân sự thay vì tập trung vào năng lực và kinh nghiệm của anh ta.

Sai lầm 19: Tuyển dụng cảm tính.

Tuyển dụng cảm tính mà không dự trên tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp là Sai lầm của lãnh đạo khó có thể chấp nhận. Chúng ta thường có xu hướng có cảm tình với những người có chung hệ quy chiếu. Nhưng là nhà lãnh đạo bạn cần hiểu rằng, nhân sự là mảnh ghép của doanh nghiệp. Bạn tuyển dụng là tuyển những người phù hợp để thực hiện các kế hoạch chứ không phải tuyển người cùng suy nghĩ với bạn, cũng không phải tuyển 1 người về chỉ để gật gù và tán dương bạn.

Hãy đặt mục tiêu của doanh nghiệp lên trên cái nhìn cảm tính. Đưa ra các tiêu chí, yêu cầu một cách cụ thể trong tuyển dụng xem xét nhân sự nhiều chiều. Luôn nhắc, và nhớ rằng nhân sự phù hợp là phù hợp với trị trí mà bạn cần chứ không phải phù hợp với tính cách của bạn. Cũng đừng tham lam khi thấy một ứng viên có khả năng đa nhiệm, vì nếu anh ta không phải là quản lý; thì anh ta rất khó hoàn thành được công việc một cách tốt nhất.

Sai lầm của lãnh đạo trong Truyền thông.

Truyền thông là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành bại và lớn mạnh của một doanh nghiệp. Truyền thông doanh nghiệp hay truyền thông nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực sự nhiều doanh nghiệp rất yếu kém trong khâu truyền thông, nhiều vấn đề đáng ra cả công ty nên biết nhưng chỉ cán bộ cấp cao mới tỏ. Có 2 Sai lầm của lãnh đạo trong truyền thông nội bộ phổ biến bao gồm:

Sai lầm 20: Truyền thông tự phát

Để truyền thông tự phát có cơ hội hình thành trong doanh nghiệp là một sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo. Bất cứ một vấn đề nào dù lớn dù nhỏ, cũng không nên để nó lan đi dưới dạng tin đồn (trừ khi đó là cố ý). Truyền thông nội bộ cần thực hiện thường xuyên, thông suốt và chính thống. Bạn có thể thực hiện truyền thông qua các cuộc họp, buổi đào tạo hoặc thông báo, miễn sao đảo bảo việc tất cả nhân viên đều nắm được một cách rõ ràng.

Nhiều thông tin từ cấp trên ban hành xuống chỉ mang tính truyền miệng, đồn đoán. Có những vấn đề đáng ra cả công ty phải biết, nhưng sếp chỉ họp bàn với lãnh đạo cấp trung. Lãnh đạo cấp trung lại nói với những nhân viên thân cận qua câu chuyện. Điều này dẫn đến nhiều sai lệch trong nắm bắt thông tin. Nhiều doanh nghiệp tuyển nhân viên truyền thông nội bộ về chỉ nhưng chỉ để đăng bài facebook hay chia sẻ sự kiện trên web. Bạn cần hiểu rằng việc sử dụng facebook, hay web chủ yếu là cho người ngoài xem chứ rất ít nhân viên vào đọc.

Sai lầm 21: Không truyền thông gì cả.

Sai lầm của lãnh đạo tiếp theo là không truyền thông gì cả, hoặc truyền thông mà như không. Thông thường các sếp không có thời gian để chia sẻ thông tin đến từng nhân viên. Các cuộc họp cũng chỉ diễn ra với các cán bộ phụ trách các phòng, và bạn nghĩ mặc nhiên quản lý các phòng sẽ chia sẻ với nhân viên của họ. Trong khi quản lý lại không có thời gian hoặc nghĩ đó không phải việc của mình và việc truyền thông thất bại. Trong mọi trường hợp hãy cố gắng hết sức để nhân viên hiểu rõ chiến lược, các yêu cầu của công ty. Việc tuyền thông giúp nhân viên chuẩn bị tốt tâm lý cũng như giúp họ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Sai lầm 22: Không xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Sai lầm cuối cùng cũng là sai lầm của lãnh đạo thường xuyên mắc phải của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trọng chia sẻ của tôi về Văn Hoá Doanh Nghiệp là gì, tôi đã nói rất rõ về vai trò và cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Theo đó nếu bạn không xây dựng tốt văn hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp bạn sẽ có vô số các văn hoá theo đội theo nhóm gây chia rẽ mất đoàn kết. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra thói quen, tạo ra các quy định ngầm được thực hiện một cách đầy đủ và thường xuyên. Từ các hoạt động trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp bạn tạo ra đội ngũ gắn kết với năng suất lao động tăng vọt

Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.

Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm
1 Thương hiệu cá nhân là gì
2 Văn hóa doanh nghiệp là gì
3 Kỷ luật bản thân là gì
4 Hành vi khách hàng là gì
5 Quản lý dự án là gì
6 Usp sản phẩm là gì

 

Kết luận về những sai lầm của lãnh đạo.

Trên Đây Trinhducduong.com vừa chia sẻ cho các bạn 22 sai lầm của lãnh đạo thường gặp phải. Như đã chia sẻ, những sai lầm nói trên được tích luỹ, nghiên cứu trong quá trình làm việc học tập của cá nhân tôi. Là một người trẻ tôi vẫn luông không ngừng cố gắng học hỏi để phát triển bản thân. Những chia sẻ của tôi chỉ mang tính chất tham khảo và dựa trên góc nhìn cá nhân, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp từ quý anh chị và bạn đọc. Mong rằng thông qua chủ để những sai lầm của lãnh đạo sẽ giúp bạn có thêm được nhiều góc nhìn mới. Qua đó hoàn thiện kỹ năng, năng lực của bản thân lèo lái con thuyền doanh nghiệp đạt được nhiều thành công hơn.