Stress là gì, chúng có nguyên nhân từ đâu, những dấu hiệu về stress là gì? Có những cách để bạn có thể giảm stress hiệu quả, và bạn nên áp dụng chúng như thế nào? Bạn có biết rằng Stress có thể góp 1 phần không nhỏ trong việc tập trung trong công việc và học tập không. Làm sao để bạn luôn duy trì được trạng thái tích cực của cơ thể? Trong vài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về chủa đề này nhé.
Tóm Tắt Nội dung
I. Những điều cần biết về Stress
1.1 Stress là gì
Stress là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi của con người khi phải đối mặt với các mối đe dọa, áp lực. Stress bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như vật lý, hóa học, và các phản ứng mà cơ thể tạo ra nhằm mục đích thích ứng với các thay đổi từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể khi bạn gặp phải các tác nhân gây stress. Khi bạn bị Stress cơ thể sẽ tiết ra hoocmone đặc biệt làm nhịp tăng nhanh hơn, các cơ hoạt động mạnh mẽ hơn, nhịp thở gấp gáp hơn,…
Stress có 2 mặt gồm tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực Stress giúp bạn vận dụng được nhiều hơn sức mạnh nội tại của cơ thể, bạn sẽ tập trung hơn trong công việc, giải quyết các công việc một cách hiệu quả hơn. Tuy vậy nếu việc Stress diễn ra liên tục, trong thời gian dài lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của một người. Stress với nhiều người gây chán nản, cảm giác mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, thậm trí là trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bản thân công việc và các mối quan hệ xung quanh.
1.2 Những ai có nguy cơ cao mắc Stress
Với mỗi người khác nhau, nguy cơ mắc stress cũng rất khác nhau. Mức độ Stress phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chịu đựng và các tác nhân bên ngoài tác động lên bạn. Một số người có nguy cơ cao mắc Stress bao gồm:
- Người có sức khỏe thể chất kém: Là nhóm người có thể chất kém, thường xuyên ốm đau, suy dinh dưỡng, hoặc có các bệnh nền. Những người này nếu không được chú ý chăm sóc, giải tỏa căng thẳng có thể bị Stress và trầm cảm.
- Người làm việc cường độ cao: Những người phải làm việc liên tục với cường độ cao, quá sức là những người có nguy cơ cao mắc phải Stress (áp lực công việc).
- Những người ít giao tiếp: Những người này thường sống thu mình, có nhiều việc muốn làm muốn chia sẻ nhưng không thể chia sẻ với ai. Họ sống nội tâm không thể rãi bày, vì vậy rất dễ gây căng thẳng.
- Môi trường sống không lành mạnh: Những người sống trong môi trường không lành mạnh, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xấu, độc, sẽ gây rối loạn tinh thần, sức khỏe gân stress.
1.3 Các biểu hiện của Stress là gì
Có rất nhiều biểu hiện của Stress khác nhau, với mỗi người các biểu hiện này lại bộc lộ theo một cách rất riêng. Nhưng nhìn chung những người bị Stress đều cảm thấy mệt mỏi, rối loạn về mặt thể chất, tinh thần, giảm chí nhớ, các chế độ sinh hoạt bị đảo lộn mà họ không muốn hoặc không thể cam thiệp. Một số biểu hiện của Stress được bộc lộ qua các yếu tố về Thể chất, Tinh thần, Hành vi, và Cảm xúc như: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, thất vọng, dễ nóng tính, tim đập nhanh, đau tức ngực, ăn uống bất thường, mất kiểm soát, lệ thuộc vào chất kích thích,
Các biểu hiện của Stress | ||
STT | Nhóm biểu hiện | Dâu hiệu chi tiết |
1
|
Biểu hiện về nhận thức
|
Mất khả năng tập trung trong công việc.
|
Luôn nhìn mọi việc với con mắt tiêu cực.
|
||
Bồn chồn, lo lắng, dễ gặp ác mộng. | ||
Luôn có cảm giá tội lỗi.
|
||
Khả năng phán đoán, xử lý vấn đề kém.
|
||
Hay quên, trí nhớ lộn xộn.
|
||
2
|
Biểu hiện về cảm xúc
|
Khó kiềm chế cảm xúc dễ bị tác động, có suy nghĩ tự tử.
|
Cảm xúc thay đổi liên tục thất thường. | ||
Thờ ơ, hờ hững với những thứ xung quanh.
|
||
Dễ nổi nóng, dỗi hờn, và tức giận vô cớ.
|
||
Luôn trong trạng thái lo âu, suy nghĩ vu vơ không thể thư giãn.
|
||
3
|
Biểu hiện về thể lý
|
Rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy hoặc táo bón.
|
Có các biểu hiện như chức đầu, choáng váng tụt huyết áp.
|
||
Tức ngực, khó thở, tim đập nhanh.
|
||
Bị dị ứng bất ngờ, không rõ nguyên nhân..
|
||
Tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát.
|
||
Tay chân bị lạnh, run rẩy, toát nhiều mồ hôi.
|
||
Khô miệng, đắng miệng, chán ăn, khó nuốt.
|
||
Rụng tóc, tóc gẫy rụng nhiều hơn. | ||
Nổi mụn nhiều mụn và ngứa da.
|
||
Đổ nhiều mồ hôi, cảm giác nóng nực khó chịu. | ||
Cảm thấy mệt mỏi, lười vận động. | ||
4
|
Biểu hiện về hành vi
|
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
|
Sống cô lập bản thân với những người xung quanh.
|
||
Phản ứng một cách thái quá, hoặc thu mình lại trước các vấn đề xung quanh
|
||
Thói quen thể hiện lo lắng (cắn móng tay, giật tóc…).
|
||
Không quan tâm vẻ bền ngoài, hay chăm chút đến ngoại hình.
|
||
Nói lắp, nghĩ 1 đằng nói một đặt, nói năng không lưu loát.
|
||
Sử dụng nhiều hơn các loại chất kích thích như trà, cafe, thuốc là, rượu.
|
||
Mua sắm quá mức.
|
1.4 Nguyên nhân gây ra Stress
Như đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và các tác động của tác nhân đó tới chúng ta cũng rất khác nhau. Tuy vậy tất cả chúng đều đến từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Stress nặng là bệnh nhân không phát hiện sớm các vấn đề mà mình đang gặp phải. Hay nói một cách khác ở giai đoạn đầu, người bị stress không nhật ra mình đang bị Stress. Họ không hiểu và cũng không tìm cách để khách phục các vấn đề của mình từ đó giảm căng thẳng lấy lại sự cân bằng cho cơ thể. Các nguyên nhân gây ra stress thường gặp như sau:
Các nguyên nhân gây ra Stress là gì | |||
STT | Yếu tố chính | Vấn đề gặp phải | Chi tiết |
1
|
Yếu tố tố từ bên trong
|
Sức khỏe |
Những người mắc phải các căn bệnh trong thời gian dài, hoặc tình trạng sức khỏe không tốt như: ốm đau, tai nặng mắc bệnh nền, bệnh hiểm nghèo.
|
Tâm lý |
Khi bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, có quá nhiều kỳ vọng vào vào bản thân, vô tình gây cho bạn thân những áp lực, căng thẳng. Đôi khi bạn có thể bị gây áp lực tâm lý từ người thân, bạn bè và những người xung quanh, gây chán nản, thất vọng
|
||
2
|
Yếu tố từ bên ngoài
|
Môi tường |
Sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn trong thời gian dài gây căng thẳng
|
Gia đình |
Bất hòa với anh chị em, vợ/chồng, bố mẹ, bạn bè, hoặc bị họ gây áp lực liên tục
|
||
Xã hội |
Khi bạn làm việc trong môi trường có quá nhiều áp lực, mâu thuẫn với những người xung quanh, gặp vấn đề về tài chính, thành tính, thi cử,…
|
||
Các sự kiện trong cuộc đời |
Các sự kiện gây đả kích lớn, tổn thương tâm lý với bạn cũng có thể là nguyên nhân gây Stress như: Ly dị, chia tay người yêu, đi tù, nghỉ hưu, mang thai, cái chết của người thân, mất việc,…
|
||
Các thói quen xấu |
Các thói quen xấu gây mất cân bằng cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu các thói quen xấu diễn ra trong thời gian dài có thể gây stress nghiêm trọng, một số trong đó như: thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích, ăn uống không điều độ, ít vận động,…
|
II. Cách Giảm Stress hiệu quả
Theo một nghiên cứu mới từ Đại học California, Berkeley, ngày càng nhiều người bị căng thẳng. Ở mức có thể quản lý, stress giúp não phát triển các tế bào mới, kích thích não hoạt động và tăng trí nhớ. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài có thể làm tổn hại sức khỏe của bạn từ thể chất đến tinh thần. Chính vì vậy việc bạn cần làm là giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng không bị căng thẳng quá độ trong thời gian dài. Dưới đây là các cách giảm Stress hiệu quả thường được áp dụng
2.1 Phương pháp điều trị Stress nặng.
Nếu bạn có các dấu hiệu bất thường và nghiêm trọng, nghi là do Stress gây ra bạn cần gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn kịp thời. Những phương pháp điều trị Stress dưới dây của chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế các liệu trình điều trị.
1. Can thiệp vào thói quen sinh hoạt.
Việc đầu tiên bạn cần làm và có thể làm ngay để giảm Stress là can thiệp vào thói quen sinh hoạt của bản thân. Xây dụng cho mình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Rèn luyện thể dụng thể thao đều đặn, tham gia các lớp thiền, yoga nếu có thể, các bài tập phải được duy trì và phù hợp với thể trạng của bản thân.
Bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, đủ nhóm, không sử dụng các chất kích tích, đồ ăn nhanh, nước uống có gas. Chế độ ăn cần được thiết kế phù hợp, không ăn quá no, bỏ bữa, thời gian ăn trong ngày nên cố định. Bạn cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ, sử dụng thuốc đúng theo bác sỹ yêu cầu (nếu có bệnh)
2. Học cách quản trị cảm xúc.
Chúng tôi đã có rất nhiều chia sẻ về cách quản trị cảm xúc. Theo đó cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần của bạn, nếu bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình một cách hợp lý, điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng Stress của bản thân. Nếu có thể hãy nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nuôi cá, nấu ăn,… Những công việc này giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn, điều chỉnh tâm lý một cách phù hợp. Từ đó bạn sẽ loại bỏ được các yếu tố gây căng thẳng, khó chịu.
3. Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh
Khi bạn bị Stress, hãy tham gia các câu lạc bộ, kết nối với nhiều người hơn, tham gia các hoạt động xã hội. Việc tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh, tham gia các hoạt động tích cực sẽ giúp bạn quên đi các căng thẳng, mệt mỏi mà mình đang gặp phải. Từ đó bạn có thể loại bỏ Stress, tạo cho bản thân cuộc sống cân bằng, dễ chịu hơn.
4. Can thiệp y tế.
Trong nhiều trường hợp người bị stress cần được can thiệp y tế một cách tích cực và kịp thời. Bạn có thể tham vấn bác sĩ về tình trạng bệnh, để bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc an thần, thuốc trầm cảm để giảm các triệu chứng lo âu, bồn chồn. Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp châm cứu, massage để cơ thể được thư giãn, dễ chịu hơn. Lưu ý rằng các hoạt động can thiệp y tế trong điều trị Stress cần được tham vấn bởi các bác sỹ có kinh nghiệm.
2.2 Cách giảm Stress hiệu quả
Các cụ xưa đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng ngừa Stress cũng vậy. Bởi lẽ trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều yếu tố tác động tới chúng ta khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi và áp lực. Nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp và để dẫn đến hiện tượng stress kéo dài, bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vậy các cách giảm và phòng ngừa Stress hiệu quả nào đang được áp dụng.
1. Không ngừng nâng cao trình độ
Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế rất nhiều trường hợp bị áp lực và Stress do không thể giải quyết được công việc được giao. Mà nguyên nhân chính lại đến từ khả năng xử lý công việc yếu kém. Chính vì vậy hãy không ngừng nâng cao năng lực bản thân, khả năng xử lý vấn đề khi có thể. Tất nhiên ban không nên ép mình quá nhiều, hãy không ngừng học hỏi, nhưng cần điều độ, đúng mức.
2. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan:
Giữ cho mình tâm thế lạc quan, vui vẻ trước mọi hoàn cảnh. Hãy học cách đối mặt với các vấn đề xung quanh một cách nhẹ nhàng, bỏ qua các tác nhân vụn vặn, học cách tha thứ. Bạn cũng nên biết hài lòng với những gì mình đang có, biết tự tạo niềm vui cho bản thân
3. Đặt các mục tiêu thực tế:
Đừng ép bản thân phải làm những việc phi thực tế, hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp với nguồn lực, năng lực của bản thân. Mục tiêu hợp lý là mục tiêu lớn hơn khả năng, nhưng không vượt quá xa tầm với. Chúng vừa đủ để bạn phải nỗ lực, nhưng không quá sức khi bạn thực thi
4. Duy trì các mối quan hệ tốt đẹp:
Hãy luôn giữ gìn và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Tạo dựng cho mình những mối quan hệ chất lượng, cùng họ tham gia các hoạt động giải phóng năng lượng. Những mối quan hệ bạn nên có là những mối quan hệ mang lại cho bạn năng lượng tích cực, có cùng mục tiêu, khát vọng, và tầm nhìn. Họ có đủ khả năng chia sẻ khi bạn khó khăn, ở bên bạn khi bạn cần, và vui vẻ khi bạn muốn.
5. Ngủ đủ giấc:
Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mất kiểm soát, thiếu tập trung, mất trí nhớ và tăng căng thẳng. Các dự án lớn và đầy thách thức sẽ khiến bạn cảm thấy như bạn không có thời gian để ngủ. Nhưng dành thời gian để ngủ đủ là chìa khóa để giúp bạn hoàn thành công việc.
Ngủ đủ giấc là một cách để tăng trí thông minh, cảm xúc và quản lý mức độ căng thẳng. Khi bạn ngủ, bộ não được tiếp thêm sinh lực. Do đó, bạn sẽ thức dậy với trạng thái tỉnh táo và rõ ràng.
6. Tránh xa các chất kích thích:
Cà phê có thể kích thích việc sản xuất Adrenaline. Một cơ chế sống sót buộc bạn phải đứng lên để chiến đấu. Hoặc bỏ chạy khi đối mặt với một mối đe dọa. Cơ chế này giúp bạn suy nghĩ và phản ứng nhanh hơn. Đó là, cà phê đặt não và cơ thể trong trạng thái phấn khích và cảm xúc. Vì vậy, khi bạn cảm thấy căng thẳng, bạn nên chọn một loại đồ uống nhẹ, có caffein có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Với các loại chất kích thích khác cũng vậy khi bạn sử dụng rượu bia, chè, thuốc thường xuyên sẽ gây rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng, mất tập trung, từ dó tăng nguy cơ bị Stress. Chính vì vậy hãy loại bỏ những tác nhân này khi có thể để tránh gặp các vấn đề về sức khỏe, và Stress.
7. Hãy học cách san sẻ công việc và nhận sự giúp đỡ
Chắc chắn không ai làm việc và thành công một mình. nếu bạn không thể đạt được mục tiêu làm thế nào để vượt qua sự căng thẳng. Vì vậy, đừng ngại yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Hãy học cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Khi có sự trợ giúp công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, áp lực công việc giảm xuống, đồng nghĩa bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hơn.
Với nhiều trợ giúp hơn, bạn sẽ có những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. Đôi khi, khuyến khích tinh thần, chia sẻ khó khăn từ các đồng nghiệp, gia đình. Cũng thêm năng lượng tích cực để vượt qua khó khăn. Cung cấp cho bạn một cái nhìn lạc quan hơn. Và điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự căng thẳng.
8. Học cách điều chỉnh hơi thở.
Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều trường hợp bị Stress dẫn đến các vấn đề về tim mạch, khó thở,… vậy việc nhịp thở là yếu tố rất quan trọng giúp bạn cân bằng trạng thái cơ thể. Đây là cách đơn giản nhất để làm gián đoạn sự căng thẳng. Tại thời điểm này, bạn chỉ tập trung vào hơi thở, bộ não của bạn sẽ bị chi phối và không bị thúc đẩy bởi những suy nghĩ tiêu cực.
Giữ vị trí của bạn thẳng, thoải mái, tạm thời tắt điện thoại và bạn chỉ thở thường xuyên. Theo dõi hơi thở của bạn – hít vào, bạn từ từ đếm từng hơi thở cho đến khoảng 20 lần. Bạn sẽ nhận thấy cơ thể bạn thay đổi. Và bất cứ khi nào bạn quên đếm bạn mất tập trung bao nhiêu. Sau đó bắt đầu thực hiện các bài tập đơn giản nhưng hiệu quả cho não và tâm trạng.
9. Có lịch trình thư giãn, điều độ:
Hãy dây dựng cho mình một lịch trình làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn điều độ. Đây là thói quen tốt giúp bạn luôn giữ cho mình trạng thái tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định. Từ đó bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực hơn, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống nhanh hơn. Trạng thái tinh thần sảng khoái mang đến não bộ và các bộ phận tín hiệu tích cực, loại bỏ tác nhân gây hại, tái tạo, và bổ sung năng lượng sống hoàn hảo.
3. Những chủ đề khác bạn có thể quan tâm
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm | ||
1 | Kỷ luật bản thân | |
2 | Thuyết trình là gì | |
3 | Lắng nghe là gì | |
4 | Thất bại là gì | |
5 | Kỹ năng mềm là gì | |
6 | Thuyết phục là gì | |
7 | Cách viết CV |
III. Tạm kết về Stress là gì.
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề Stress là gì, cách giảm Stress hiệu quả. Theo đó, Stress là một khái niệm để chỉ việc một người bị căng thẳng thần kinh trong một thời gian dài, khi họ đang cố gắng phản ứng và thích nghi với môi trường xung quanh. Stress trong một số trường hợp mang lại lợi ích to lớn, tuy vậy nếu để cơ thể rơi vào trạng thái Stress quá lâu sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây các biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thần kinh.
Trong cuộc sống hàng ngày bạn cần điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, có chế độ ăn, ngủ, nghỉ, hợp lý, kết hợp với các hoạt động thể chất, nâng cao sức khỏe. Nếu có thể hãy tránh xa những tác nhân gây hại, đặt các mục tiêu phù hợp cho bản thân, tránh xa những người thường xuyên gây áp lực cho bạn. Đồng thời bạn cũng nên phát triển những mối quan hệ tốt tẹp, học cách chấp nhận. Có như vậy bạn mới có cuộc sống viên mãn