Tại sao nên tha thứ? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi gặp phải những tổn thương trong các mối quan hệ với mội ai đó. Trong bạn luôn tồn tại những dằn vặt, đấu tranh giữa việc nên tha thứ và cảm xúc của bản thân. Việc có nên tha thứ cho ai đó hay không là quyền quyết định của bạn. Nhưng nếu bạn bạn đang phân vân thì có thể thực sự bạn nên tha thứ cho họ. Vậy tại sao nên tha thứ cho những lỗi lầm của họ? Dưới đây là một vài lý do tại sao bạn nên tha thứ cho ai đó ngay cả khi phần nào đó của bạn không muốn.
Tóm Tắt Nội dung
Tại sao nên tha thứ?
Trước hết chúng ta cần thẳng thắn với nhau rằng, cùng 1 vấn đề việc cảm nhận sự tổn thương, mức độ nghiêm trọng, và cách xử sự của mỗi người là khác nhau. Không ai có quyền đòi hỏi bạn phải làm việc này việc kia, bởi không ai thực sự hiểu cảm xúc của bạn, và thay thế bạn đưa ra những quyết định được. Có những vấn đề là nhỏ với người này nhưng lại là vấn đề lớn của người khác. Bản chất của việc tha thứ không phải là bạn coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra với bạn. Tha thứ là học cách chấp nhận, nhìn vào tương lai, vào những điểm tích cực, đã có và sẽ có giữa hai người. Thông qua đó xem xét việc liệu rằng lỗi lầm kia có thực sự lớn đến mức bạn phải hy sinh một mối quan hệ hay không.
Có những người không thể thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực, không thể có lại niềm tin khi phải đối mặt với “người đó”. Có những người lựa chọn từ bỏ như một cách để trốn tránh, có những người tự gặm nhấm nỗi đau một mình, không thể từ bỏ nhưng cũng không thể tha thứ. Họ luôn có cảm giác nghi ngờ, và không thể chấp nhận được người kia, nhưng vì nhiều lý do, họ vẫn phải chung sống, làm việc với người đó. Loại cảm xúc này thường thấy trong các mối quan hệ trong gia đình, đồng nghiệp… Với những trường hợp bạn không thể trốn tránh, và làm biến mất một mối quan hệ lúc này bạn nên học cách để tha thứ. Nó không chỉ giúp bạn có một mối quan hệ bền chặt, đó cũng là cách giải thoát cho cảm xúc của chính bạn.
1. Tha thứ là sự giải thoát bản thân
Tại sao nên tha thứ? Khi đặt câu hỏi này việc đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới đó là chính bạn. Tha thứ giúp cho bạn có được cảm giác nhẹ nhõm, gạt bỏ những vướng mắc trong lòng để tận hưởng cuộc sống. Việc bạn tha thứ cho ai đó không phải là bạn đã làm điều gì đó cho họ. Mà đó là bạn đã tự giải thoát cho bản thân bạn khỏi sự khó chịu, bực bội. Bạn cần nhớ rằng mọi loại cảm xúc nội tâm đều là liều thuốc độc cho chính bạn. Bạn căm hận 1 ai đó, nó tương tự như việc bạn uống thuốc độc, nhưng lại mong người kia chết vậy. Bởi lẽ cảm xúc của bạn chỉ bạn mới hiểu, bạn có cố gắng đến đâu cũng không thể khiến cho kẻ đối diện cảm nhận được 100% sự đau khổ đó.
Vì vậy thay vì việc phải giữ thứ cảm xúc tiêu cực, hãy thay thứ, hãy học cách buông bỏ để bản thân được thoải mái. Dù gì thì chuyện đó cũng đã xảy ra rồi, dù gì cũng không thay đổi được. Nếu việc đó là quá tồi tệ, hãy cho người kia biến khỏi cuộc đời bạn và xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Hãy để cho não bộ của bạn, cơ thể của bạn có thể tiếp nhận những nguồn năng lượng mới, kiến thức mới và các mối quan hệ mới. Tha thứ không phải lúc nào cũng về những người khác – đó cũng là về việc tha thứ cho chính mình. Tội lỗi không bao giờ làm cho bất cứ ai cảm thấy tốt hơn. Vì vậy, luôn luôn nhớ để tha thứ cho chính mình và hướng về tương lai.
2. Bạn là con người Mạnh mẽ
Tại sao nên tha thứ ư? Bởi lẽ tha thứ thể hiện sự bao dung, thể hiện sự vị tha của những kẻ mạnh với những kẻ yếu. Nếu bạn có thể tha thứ cho một ai đó, bạn có sức mạnh giống như người ban ơn cho kẻ khác vậy. Gandhi từng nói “Người yếu đuối không bao giờ có thể tha thứ, sự tha thứ là thuộc tính của người mạnh mẽ.” Chỉ khi nào bạn thực sự là một người mạnh mẽ để đối diện với sự đau đầu, tha thứ và giải phóng nó. Bạn cần chứng minh cho kẻ đối diện thấy, họ không là gì với bạn, những gì họ gây ra với họ có thể là to tát, nhưng với bạn nó không là gì cả. Bạn tha thứ, bởi lẽ bạn không chấp nhặt với 1 kẻ không xứng tầm với bạn, chứ không phải bạn là kẻ nhu nhược không hiểu chuyện.
Trong cuộc sống này mỗi ngày bạn gặp phải biết bao nhiêu điều, vui có, buồn có. Và tất nhiên không phải việc gì cũng khiến bạn bận tâm. Nếu việc gì bạn cũng “gim” trong lòng phải thì làm sao bạn có thể tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này. Thay vì cứ mãi oán người khác, hãy dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích, ở bên những người mà bạn yêu quý và đi khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Như vậy chẳng phải sẽ khiến cuộc sống nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn ư?
3. Tha thứ vì những điều tốt đẹp hơn.
Có những người lựa chọn cách tha thứ cho một ai đó vì còn những điều tốt đẹp hơn từ mối quan hệ này. Bạn hãy nhìn vào những điều tốt đẹp từng có và có thể sẽ có để cân nhắc việc tha thứ cho một ai đó. Hãy xét xem rằng việc không tha thứ cho ai đó có giúp bạn trở nên thoải mái hơn không. Việc tha thứ cho ai đó có khi nào sẽ mang lại những điều tuyệt vời hơn không. Nếu chỉ vì sự bướng bỉnh, cố chấp của cảm xúc cá nhân mà hy sinh những điều tốt đẹp thì quả thật là không nên chút nào.
Hãy tự hỏi, tại sao mình phải giữ thứ cảm xúc tiêu cực kia, trong khi vẫn phải tiếp tục cuộc sống với kẻ đối diện. Tại sao mình phải cố gắng “ăn mày cảm xúc của quá khứ” để phối trộn với niềm vui của hiện tại. Tại sao bạn để cảm xúc tiêu cực lấn át bầu không khí tuyệt vời ở hiện tại. Nếu bạn đủ bản lĩnh thì hãy loại bỏ kẻ bạn cho là xấu xa kia ra khỏi cuộc đời bạn. Nếu bạn không thể, hãy đá văng cái thứ cảm xúc chết tiệt kia của bạn đi. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái “bỏ thì thương, vương thì tội”, buông thì tiếc, mà giữ thì không thấy vui vẻ gì.
4. “Tôi đã từng được người khác tha thứ?”
Tại sao nên tha thứ ư? Vì trong cuộc đời ai cũng từng đôi lần mắc lỗi với người khác. Ai cũng từng gây cho người đối diện những nỗi đau, và có thể kẻ gây cho bạn cảm xúc tiêu cực kia cũng từng bị bạn làm tổn thương. Vậy tại sao họ có đủ lòng bao dung, độ lượng để tha thứ cho bạn còn bạn thì không? Tất nhiên lỗi lầm của mỗi người gây ra cho đối phương là khác nhau, và mọi so sánh đều là khập khiễng. Thế nhưng, bạn của tôi chẳng phải bạn đang cảm thấy phân vân, và có sự đấu tranh nội tâm gay gắt đó sao. Có nghĩa rằng 50% bản ngã của bạn đồng ý cho việc tha thứ cho kẻ đối diện rồi. Bạn chỉ đang thiếu một cái cơ để tha thứ cho kẻ kia mà thôi. Tự đặt câu hỏi cho bản thân, khi đã suy nghĩ xong. Bạn sẽ tìm ra một đáp án phù hợp nhất cho bản thân để trả lời cho câu hỏi”tại sao nên tha thứ cho người khác ?”
-
-
-
- Hãy thử suy nghĩ lại bạn đã từng được ai tha thứ?
- Bạn đã gây ra chuyện gì?
- Người ta tha thứ cho bạn như thế nào?
- Bản cảm thấy như thế nào khi được người khác tha thứ?
-
-
Bài viết liên quan: Cách làm người khác hết giận
5. Tại sao nên tha thứ? Bởi vì tôi còn mối quan hệ khác
Tha thứ cũng là một cách để buông bỏ, là 1 cách để nhường chỗ cho những mối quan hệ khác. Có rất nhiều người luôn không thể tha thứ cho người khác, mặc dù họ đã không còn tồn tại trong cuộc sống của bạn nữa. Bạn không thể bỏ qua, cũng không thể quên đi vết thương lòng trong quá khứ. Bạn cứ ôm ấp cái nỗi đau kia, và chỉ chờ có người chạm vào để phá vỡ vỏ bọc đó. Còn có những người lấy nỗi đau trong quá khứ để dò xét, đánh giá những mối quan hệ khác. Nhìn chung việc không thể buông bỏ sẽ khiến bạn không thể mở lòng cho những mối quan hệ khác.
Khi bạn không thể tha thứ, bạn sẽ chẳng thể nào có được một năng lượng tích cực để lan tỏa đến những người xung quanh. Chính thứ cảm xúc tiêu cực kia sẽ giết chết những mối quan hệ khác của bạn một cách từ từ. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn vì một ai đó mà hy sinh những mối quan hệ khác mà bạn đã tống công gầy dựng đúng không nào.
Tại sao nên tha thứ? Nên nhớ rằng. Trong cuộc sống này, mối quan hệ là một điều rất quan trọng ảnh hưởng đến bạn. Bạn biết đấy, xin lỗi đã khó mà chấp nhận lời xin lỗi còn khó hơn nhiều lần. Bạn còn phải tạo mối quan hệ với nhiều người. Cuộc sống mà, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu bạn có thể chấp nhận lỗi lầm của người khác và tha thứ cho họ. Chắc chắn rằng một ngày nào đó bạn sẽ nhận được một thứ gì đó xứng đáng với bạn.
6. Sức khỏe của bạn là lý do bạn nên tha thứ.
Sức khỏe là vàng, dù tiền nhiều đến đâu nếu không có sức khỏe để hưởng thụ thì mọi thứ đề chở nên vô nghĩa. Cảm xúc tiêu cực luôn là kẻ thù số một của sức khỏe. Bạn sẽ chẳng thể nào có được một sức khỏe thể chất tốt, nếu bạn có một sức khỏe tinh thần ốm yếu. Việc mang trong mình thứ cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của nội tiết, và trí não của bạn. Vì vậy điều gì bạn có thể bỏ qua được thì hãy bỏ qua nhé, cố giữ cho bản thân luôn ở trạng thái tươi mới và năng lượng dồi dào nhất.
Tha thứ là để quá khứ đen tối ở lại và nhìn vào hiện tại hướng tới một tương lai tươi đẹp. Sự giận dữ và oán hận chỉ làm chúng ta càng khổ tâm hơn, mất thời gian suy nghĩ và kìm hãm sự thăng hoa trong tư tưởng. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến thần kinh cũng như sức khỏe của bạn!
Tạm kết về chủ đề tại sao nên tha thứ.
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề “tại sao nên tha thứ” tha thứ là cách để bạn rũ bỏ gánh nặng trong lòng sẵn sàng đón nhận những niềm vui khác trong cuộc sống. Tha thứ trước hết là vì bản thân bạn, vì mối quan hệ của bạn với kẻ gây ra lỗi lầm với bạn và cả những người xung quanh. Tha thứ cũng là cách để bạn thể hiện sự bao dung, độ lượng, với những lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải quên đi tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tha thứ đơn giản là việc xem nhẹ và bỏ qua những việc không hay đã xảy ra mà thôi.
Tha thứ không có nghĩa là bạn giữ những thù hận, căm ghét và sự không hài lòng ở trong tâm. Làm như vậy, bạn chỉ đang kìm nén những nỗi đau lại và học cách làm dịu nó từ từ. Bạn sẽ cứ nghĩ mãi về những chuyện tiêu cực, những vết cắt trỏng lòng mà không để ý tới viễn cảnh lạc quan hơn. Do đó, tha thứ trước tiên chính là buông bỏ những tiêu cực của bản thân. Bạn phải bao dung với chính mình thì mới hiểu và biết được cách bao dung với người khác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao nên tha thứ trên Trịnh Đức Dương Blog. Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!