Thái độ là gì? Điều gì tạo nên thái độ tốt? Ý nghĩa và tầm quan trọng của thái độ tích cực đối với cuộc sống mỗi người như thế nào? Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi trả lời những câu hỏi đó.
Tóm Tắt Nội dung
I. Thái độ là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới những câu đại loại như: Thằng này rất thái độ, hay thái độ làm việc của nó rất tốt. Đó là 2 trạng thái đối lập của thái độ. Vậy thái độ là gì?
1.1 Định nghĩa về thái độ.
Thái độ là gì? Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người. Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.
Theo các nhà nghiên cứu về thái độ thái độ được cấu thành từ 3 thành phần là: Thành phần nhận thức, thành phần ảnh hưởng và thành phần về hành vi. Cũng như các loại cảm xúc khác của con người thái độ có 2 loại và tích cực và tiêu cực.
1.2 Bản chất của Thái độ là gì?
Bản chất của thái độ hay còn gọi là thành phần cấu tạo của thái độ là gì? Như đã nói ở trên thái độ được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản là nhận thức, ảnh hưởng và hành vi.
Nhận thức:
Thành phần quan trọng nhất của thái độ là gì? Vâng đó là nhận thức, nhận thức hay chúng tôi gọi đó là kiến thức nền, hay nền tảng kiến thức. Đó là những hiểu biết, niềm tin và đánh giá cá nhân về sự vật, sự việc đang diễn ra. Mỗi người có mức độ hiểu biết cũng như cảm nhận về thái độ khác nhau. Ví dụ “Bạo hành là hành vi trái đạo đức và chuẩn mực xã hội” với hiểu viết của tôi về xã hội học và quyền con người, tôi thấy ý kiến đó là đúng. Như vậy nó thể hiện nhận thức của bạn về vấn đề này
Ảnh hưởng:
Ảnh hưởng hay còn còn là cảm xúc, cảm nhận của chủ thể đối với sự vật sự việc đang diễn ra. Tức là phần cảm nhận cá nhân của chủ thể, chưa được bộc lộ ra bằng hành vi. Ví dụ như việc bạn gặp người yêu cảm xúc của bạn rất hồi hộp. Nhưng nó mới chỉ dùng lại ở cảm xúc chứ chưa bộc lộ ra bên ngoài
Hành vi của thái độ.
Đây là cách chủ thể tương tác trực tiếp thế giới quan. Đó là cách hành xử hay còn gọi là phản ứng lại, khi có tác động từ bên ngoài. Ví dụ: Tôi không vui vì người yêu đi chơi với người khác. Tôi bày tỏ tái độ bằng hành vi nhăn nhó, cau có.
Như vậy yếu tố ảnh hưởng hay bản chất Thái độ là gì? Đó là cách phản ứng của cá nhân chủ thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng hành vi dựa trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết của họ đối với sự vật, sự việc cụ thể. Vì vậy để có thái độ tốt bạn cần đầu tư phát triển bản thân một cách toàn diện. Có như vậy hành vi và thái độ của bạn mới được cải thiện
2. Những thái độ mà bạn nên có là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu về Thái độ là gì? Vậy bạn nên rèn luyện những thái độ như thế nào để có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Cùng chúng tôi điểm qua 5 thái độ tích cực dưới đây, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bạn
2.1 Thái độ Nhiệt tình.
Ai cũng thích sự nhiệt tình của người khác đối với mình hoặc công việc. Những người nhiệt tình luôn luôn bày tỏ thái độ tích cực và năng lượng tốt đến người xung quanh. Nhưng thế nào là nhiệt tình, rõ ràng nhiệt tình thái quá, và trốn tránh là 2 trạng thái không tốt.
Về quan điểm nhiệt tình. Nhiệt tình là việc sẵn sàng làm việc, giúp đỡ người khác với năng lượng tràn đầy. Tuy nhiên nhiệt tình không phải là làm tất cả những gì người khác ngại làm. Điều quan trọng về mặt bản chất con người luôn làm việc dựa trên lợi ích và chi phí. Người nhiệt tình là người làm việc dựa trên yêu cầu và lợi ích của số đông. Đồng thời nó phải mang lại cảm xúc tích cực cho người khác.
Trong quá trình làm việc nhóm, những người nhiệt tình luôn tạo không khí tốt. Thúc đẩy công việc chung của cả đội đi nhanh hơn. Bằng khả năng cùng mình họ sẽ lấp đầy những thiếu hụt của khi tồn tại công việc mà không ai muốn làm. Nhiệt tình là 1 dạng thái độ tích cực. Thế nhưng như đã nói ở trên nếu nhiệt tình thái quá sẽ trở thành phá hoại. Bạn chỉ nên làm những gì nằm trong khả năng của mình. Vì nếu động viên cho thằng ngu làm việc gấp 5 lần bạn sẽ có 5 thằng ngu. Hãy nhớ rằng thái đội luôn đi cùng trình độ. Vì kiến thức nền cấu tạo nên hành vi của thái độ.
2.2 Thái độ Lạc quan
Lạc quan là sống và tư duy tích cực. Người lạc quan luôn suy nghĩ và hành động một cách hào hứng và đầy tin tưởng. Người lạc quan là người luôn luôn nhìn thấy mặt tốt trong khó khăn. Đứng trước những gian nan người lạc quan luôn tin tưởng vào thành công của tương lai. Họ thấy và tạo động lực to lớn cho mọi người xung quanh. Nếu bạn có thái độ sống lạc quan thì điều đó thật tuyệt vời. Tôi đã từng chia sẻ, Nguy cơ có nghĩa là trong nguy cơ có cơ hội. Vậy tại sao bạn không sống lạc quan.
Người lạc quan là người tích cực vì vậy họ sống thiên về hành động nhiều hơn. Bởi lẽ thái độ chỉ được bộc lộ thông qua hành vi. Không có ai được xem là sống lạc quan mà không làm gì cả. Người lạc quan luôn biết cách xoa dịu nỗi đau của người khác.
Nếu bạn muốn thành công và hạnh phúc bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần và thái độ lạc quan. Từ những việc nhỏ như tha thứ, tin tưởng, vui vẻ thoải mái trước khó khăn. Tất nhiên bạn cũng luôn luôn duy trì, và truyền năng lượng đó cho những người xung quanh
2.3 Thái độ Kỷ luật là gì?
Kỉ luật là một trong những thái độ quan trọng bậc nhất mà bạn cần có. Bạn muốn thành công nhất định cần có thái độ kỉ luật tốt. Kỉ luật không chỉ là việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định của cơ quan và tổ chức. Kỷ luật với chính bản thân mình quyết định việc thành công hay thất bại của bạn trong tương lai.
Tại sao tôi đưa kỉ luật vào trong hành vi của thái độ. Kỷ luật giúp điều chỉnh hành vi, tuy nhiên cách bạn tự đưa ra những khuôn phép yêu cần buộc bản thân hành xử đúng nó lại là hành vi thuộc về thái độ. Cách bạn hành xử đúng chuẩn sẽ có tác động tích cực. Nó hoàn toàn khác với sử dụng thủ đoạn, để chấp hành quy định.
Những biểu hiện tiêu biểu của thái độ sống có kỷ luật là: Tuân thủ đúng cam kết của bản thân. Nghiêm ngặt trong việc thực hiện mục tiêu, quản lý thời gian. Kỷ luật là hành động có mục tiêu và tính nhất quán. Họ luôn biết cách biến suy nghĩ thành hành động có mục tiêu và lý tưởng rõ ràng.
Người có kỷ luật tốt sẽ giúp đưa đội nhóm đi đúng hướng. kỷ luật tạo ra sự chính xác và nhất quán trong quy trình quản lý. Người tôn trọng kỷ luận có khả năng tập trung vào công việc, tạo dựng được uy tín với những người xung quanh.
2.4 Thái độ ham học hỏi
Tinh thần học hỏi, hay Thái độ ham học luôn được đánh giá cao. Người ham học hỏi có tính tự giác cao, nên nó được xếp vào 1 phần của thái độ. Ham học hỏi giúp bạn có được kiến thức và kỹ năng tốt. Học là con đường giúp bạn tiến đến thành công nhanh nhất.
Hãy cố gắng biến việc học hỏi trở thành chủ động và thường xuyên. Người có thái độ ham học hỏi sẽ luôn được yêu quý và tôn trọng. Hầu hết các đơn vị luôn muốn có được người ham học hỏi. Vì người ham học hỏi có khả năng thích nghi cao giúp giải quyết công việc khó khăn thử thách. Nên nhớ rằng kiến thức nền quyết định thái độ. Thái độ tốt, tiêu cực hay tích cực phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức của bạn. Chính vì vậy hãy đưa việc ham học hỏi lên hàng đầu trong việc rèn luyện thái độ tốt.
2.5 Thái độ biết ơn là gì.
Thái độ biết ơn là thứ thái độ quan trọng bậc nhất cấu thành nhân cách con người. Người có thái độ biết ơn người khác xuất phát từ tâm, nhẫn, và trí. Người tốt luôn giúp đỡ mà không cần trả ơn. Nhưng nếu bạn biết ơn những người đã giúp đỡ mình, thì đó là điều tuyệt vời. Thái độ trân quý luôn được đánh giá cao trong cộng đồng.
Hãy biết ơn vì tất cả, bạn biết ơn cha mẹ sinh bạn ra trên cuộc đời. biết ơn bạn bè thầy cô, biết ơi cuộc sống này…. Mọi thứ dù hạnh phúc hay tồi tệ cũng đều rèn luyện nên con người bạn ngày hôm nay. Biết hơn là thái độ cho thấy bạn là người có tâm và có tầm trong xã hội.
Một người biết ơn sẽ luôn biết tập trung vào những gì họ có thay vì những gì họ thiếu. Họ quý trọng hiện tại, biết ơn và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực mình có. Không chỉ quý trọng biết ơn người khác họ còn là người quý trọng thời gian sức khoẻ và hạnh phúc nhỏ của mình
Kết luận về thái độ là gì
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Thái độ là gì? Điều gì tạo nên thái độ tốt? Ý nghĩa và tầm quan trọng của thái độ tích cực. Đồng thời chúng ta cũng đã điểm quan những loại thái độ cần nhất cho cuộc sống của bạn. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về định nghĩa thái độ là gì. cũng như có được cách nhìn và thái độ sống tích cực.