Thái độ làm việc là thể hiện sự tận tâm làm việc, ứng phó với công việc. Luôn bằng lòng với những gì đang có, có chí tiến thủ vươn xa trong công việc. Thái độ làm việc chuyên nghiệp chính xác và tích cực là chìa khóa quan trọng nhất. Giúp chúng ta trở thành ông chủ hay đồng nghiệp được người khác tôn trọng.
Trong công việc thái độ quan trọng như nào. Cùng Trịnh Đức Dương blog xem ở phần dưới bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tóm Tắt Nội dung
Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng ?
Một người có tinh thần làm việc và tiến bộ. Sẽ rất có ích cho một tổ chức, công ty. Họ thường có chí tiến thủ. Có thể mới bắt đầu họ không bằng người khác nhưng lâu dài người có thái độ tốt sẽ tự phấn đấu và làm việc tốt lên. Đấy là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một người có thái độ tốt. Còn nếu bạn đã yếu kém, còn cộng với thái độ khó ưa thì sớm muộn bạn sẽ bị đào thải.
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp là những biểu hiện bên ngoài của bên trong cốt lõi. Đó là nền tảng văn hóa, tức là nền tảng của mỗi nền giáo dục con người. Mức độ chuyên môn của mỗi người rất dễ nhìn nhưng nền văn hóa rất khó nhìn thấy. Nếu chỉ có tài năng mà không có nền tảng văn hóa vững chắc. Tức thái độ làm việc thì cho dù tài năng thế nào đi nữa cũng rất khó để đi xa. “
Khi làm việc với thái độ tích cực, bạn có thể biến nhiều tình huống xấu thành cơ hội. Những người có thái độ tích cực, chuyên nghiệp. Sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại và hoàn thành công việc càng sớm càng tốt. Bạn sẽ kiếm được điểm nếu bạn làm việc chăm chỉ và cẩn thận. Nếu bạn có một thái độ làm việc tốt, bạn sẽ có nhiều khả năng làm việc với các cộng sự của bạn.
Những yếu tố đo lường thái độ
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về thái độ làm việc. Vậy những yếu tố nào thể hiện thái độ của bạn, đồng nghiệp hoặc nhân viên.
1. Chủ động trong công việc.
Nói đến thái độ yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc chủ động trong công việc. Một người có thái độ làm việc tốt tốt là người luôn chủ động giải quyết các vấn đề. Yếu tố chủ động trong công việc thể hiện ở 2 yếu tố: Chủ động với kế hoạch của bản thân, và chủ động với công việc chung.
Những người có thái độ tốt thường là những người luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mà không cần nhắc nhở. Đôi khi những người có thái độ tốt cũng cần có kiến thức tốt. Bạn cần phân biệt giữa người chủ động trong công việc với người làm việc mù quáng. Chủ động cần kết hợp với quyết định, và phải có hàm lượng kiến thức trong đó.
2. Thái độ hợp tác trong công việc
Nói đến thái độ bạn không thể không nhắc đến thái độ hợp tác. Người có thái độ tốt là người biết kiểm soát cái tôi, đề cao cái chung. Họ biết cách làm việc cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng để đạt được kết quả tốt. 1 người theo tư tưởng cá nhân không thể là người có thái độ làm việc tốt.
Đôi khi có những người trầm tính, họ không thích giao tiếp với mọi người. Nhưng trong công việc bắt buộc họ phải hợp tác, chia sẻ thông tin. Kẻ chống đối khác với người có khí chất trầm tính.
3. Thái độ làm việc trung thực.
Yếu tố thứ 3 cấu thành nên thái độ tốt đó là trung thực. Trung thực đi kèm với trách nhiệm, và giám nhận trách nhiệm. Kẻ trung thực không phải là kẻ không bao giờ nói dối. Trung thực ở đây là trung thực với bản thân, đồng nghiệp, và công việc. Người này biết khi nào cần chia sẻ thông tin gì, cái gì tốt cái gì xấu.
Người có thái độ làm việc là người luôn nhận trách nhiệm khi làm sai, và không đổ lỗi. Những người ngày có tinh thần cầu tiến và chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác
4. Động lực làm việc
Thái độ tốt không thể thiếu năng lượng làm việc, hay còn gọi là động lực. Không một kẻ nào làm việc với tin thần uể oải được coi là thái độ tốt. Năng lượng, nhiệt huyết sẵn sàng chấp nhật khó khăn là yếu tốt cấu thành nên người thành công.
Mỗi người sẽ có một động lực khác nhau để làm việc. Nhưng tựu chung lại họ đều phải là người tìm thấy ngọn lửa trong công việc. Cống hiến, nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân và kết quả chung. Tại sao lại là mục tiêu cá nhân và kết quả chung? Với 1 tổ chức, khi bạn làm việc bạn cần phải đạt được mục tiêu chung. Nhưng song song với đó bạn cũng phải có động lực để đạt được những mực tiêu cá nhân.
5. Khả năng học hỏi.
Nhiều người nói rằng thái độ tốt là chấp hành mệnh lệnh cấp trên; hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên người có thái độ tốt nhất định phải là người không ngừng học hỏi. Những người không chịu học hỏi không thể tốt lên, đồng thời cũng không thể hoàn thành công việc mới.
Chính vì vậy trong các yếu tố, việc không ngừng học hỏi, và tự học được đánh giá cao. Sẽ chẳng có kẻ nào chấp nhận thử thách mới bằng kiến thức cũ cả.
6 Thái độ Tôn trọng
Người có thái độ làm việc tốt là người tôn trọng kết quả của tập thể. Họ luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, ý kiến cấp trên… Tôn trọng không phải là dăm dắp tin theo và chấp hành. Trong tổ chức tôn trọng phải gắn về với thay đổi và đóng góp. Kẻ tôn trọng theo kiểu gật đầu đồng ý là kẻ u lì chậm tiến không thể coi là người có thái độ tốt được
Tôn trọng bản thân cũng là 1 cách tôn trọng. Bạn không thể đòi hỏi người khác tôn trọng bạn trong khi bạn không tôn trọng chính mình. Bạn cần phải tự hào về bản thân mình bạn mới có thể có thái độ cầu tiến và tin thần làm việc tốt.
7 Những thái độ khác.
Ngoài những thái độ kể trên để có thái độ làm việc tốt bạn cần rèn luyện thêm một số yếu tố khác như: Tự hào về bản thân; Mở rộng mối quan hệ; tìm kiếm cơ hội mới….
Tuy nhiên cho dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa; người có thái độ tốt phải là người luôn luôn đảm bảo công việc chung và mục tiêu cá nhân. Họ luôn giữ lửa là truyền lửa cho những người xung quanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Giữ thái độ làm việc tích cực như nào?
Để có Thái độ làm việc tốt bạn cần duy trì cho mình một luồng năng lượng tích cực. Đặc biệt khi bạn là người lãnh đạo, bạn cần luôn thể hiện mình là người có năng lượng dồi dào. Cho dù khó khăn, thử thách lớn tới đâu bạn cũng cần luôn là chỗ dựa cho người khác. Để có thể giữ được thái độ làm việc tích cực bạn cần cố gắng rèn luyện các yếu tố sau
-
-
- Luôn luôn mỉm cười: Nụ cười giúp bạn có được thiện cảm, sự tin tưởng và nguồn năng lượng tích cực.
- Luôn có giải pháp: Để có thái độ làm việc tích cực bạn cần tạo thói quyen cố gắng tìm kiếm giải pháp. Bạn không được phép từ bỏ hoặc đổ lỗi. Luôn có giải pháp cho mọi vấn đề, hãy tin và nghĩ như vậy.
- Luôn chuyên nghiệp: Chuyên nghiệp là yếu tố tối cần thiết. Chuyên nghiệp là khái niệm để chỉ những quy tác được vận hành và thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả.
- Luôn chủ động. Là người có năng lượng tích cực bạn cần luôn chủ động trong mọi vấn đề của cuộc sống. Trong công việc bạn càng cần thể hiện mình là người chủ động trong mọi vấn đề.
-
Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.
Những nội dung khác mà bạn có thể quan tâm | ||
1 | Thương hiệu cá nhân là gì | |
2 | Văn hóa doanh nghiệp là gì | |
3 | Kỷ luật bản thân là gì | |
4 | Hành vi khách hàng là gì | |
5 | Quản lý dự án là gì | |
6 | Usp sản phẩm là gì |
Tạm kết về thái độ làm việc
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm thái độ làm việc. Những đặc điểm, cách nhận biết và rèn luyện bản thân để có một thái độ làm việc tốt. Qua đó chúng tôi mong rằng bạn sẽ luôn đạt được sự thành công trong cuộc sống. Bất kỳ tảng băng trôi nào bạn chỉ có thể thấy 30% của nó. Bởi vì 70% còn lại nằm dưới đáy biển. Sự thành công của mỗi con người là như nhau. Nhìn vào những người thành công. Công việc của họ chỉ có 30% là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm sống. Và 70% còn lại là nhờ vào thái độ làm việc của bạn.