Truyền thông thương hiệu là gì? Vai trò của truyền thông thương hiệu là gì, Các kênh truyền thông thương hiệu làm thế nào để thực hiện truyền thông thương hiệu.. Trong bài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về Truyền thông thương hiệu; và sức mạnh của nó đối với doanh nghiệp.
Tóm Tắt Nội dung
1 Tổng quan về thương hiệu và truyền thông là gì?
Trước khi nói về Truyền thông thương hiệu; tôi sẽ cùng các bạn bóc tách từng vấn đề, bao gồm truyền thông và thương hiệu. Có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ bản chất từ đó đưa ra cho mình những chiến lược phù hợp.
Thương hiệu là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thương hiệu. Để các bạn dễ hình dung chúng tôi định nghĩa như sau: “Thương” là thương mại, “Hiệu” là dấu hiệu nhận biết. Vậy Thương hiệu là những dấu hiệu thương mại giúp phân biệt giữ doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác, phân biệt giữa sản phẩm này và sản phẩm khác. Thương hiệu bao gồm một hoặc nhiều yếu tố. Có thể là hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ, chữ viết, hình dáng, cấu tạo…. Mỗi một đơn vị tổ chức đều có những dấu hiệu nhận biết riêng. và chúng đảm bảo không gây nhầm lẫn với những sản phẩm khác. Có những yếu tố gắn liền với thương hiệu bao gồm: Tâm lý và trải nghiệm.
-
-
- Thương hiệu có một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các đơn vị kinh doanh. Nó không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Thương hiệu giúp gia tăng doanh số, tăng giá trị của thặng dư của sản phẩm. Thương hiệu còn như một tấm vé đảm bảo cho sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Chính vì Thương hiệu có ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy. Nên các tổ chức, doanh nghiệp ra sức thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu. Hàng loạt các chiến lược truyền thông thương hiệu được đẩy mạnh biến thị trường quảng cáo, marketing trở thành một miếng mồi béo bở.
-
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là quá trình thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá nhắm vào các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá. Truyền thông thương hiệu nhằm tạo dựng niềm tin thay đổi quanh điểm, hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Truyền thông thương hiệu là 1 phần nhỏ trong lĩnh vực marketing. Theo đó chúng ta có 2 nhóm thương hiệu gồm thương hiệu cá nhân và thương hiệu tổ chức, hàng hoá. Tất cả các ngành trong lĩnh vực truyền thông, đều được áp dụng vào trong chiến lực truyền thông thương hiệu. Đặc biệt là Pr(Public Relations) kết hợp với trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu, và tâm lý đối tượng
Tham khảo thêm về Truyền thông là gì? để có thể hiểu rõ hơn về các phương thức truyền thông hiện nay
Một số quan điểm về thương hiệu
Tại sao lại nói là quan điểm về truyền thông thương hiệu? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông thương hiệu. Nhưng mấu chốt lại nằm ở chính từ thương hiệu. Nó thực sự là gì? khó có thể định nghĩa chính xác được.
Thương hiệu là nhãn hiệu
-
-
- Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hoá: Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng thương hiệu chính là tên thương hiệu, hay nhãn hiện hàng hoá. Chính vì vậy việc truyền thông thương hiệu gắn liền với quảng bá hình ảnh nhãn hiệu. Chả thế mà trong thiết kế có hẳn một mảng thiết kế nhận diện thương hiệu đó sao.
- Tuy nhiên cần phải nhớ rằng thương hiệu và nhãn hiệu là 2 phạm trù khác nhau. Thương hiệu có tính pháp lý nhiều hơn, còn nhãn hiệu có tính kinh tế nhiều hơn. Thực hiện truyền thông thương hiệu cần tiến hành PR nhãn hiệu, nhưng nhãn hiệu không phải là tất cả.
-
Thương hiệu là Chất lượng sản phẩm dịch vụ
-
-
- Có thể có người cho rằng thương hiệu là chất lượng sản phẩm dịch vụ có thể nó không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bạn thử hình dung bạn có 1 sản phẩm chất lượng cực tốt. Thế nhưng chả có gì để phân biệt nó ngoài công năng sử dụng thì liệu đó có phải là thương hiệu không. Nếu không phân biệt được bạn với đối thủ, thì làm sao có thể tiến hành chiến dịch truyền thông thương hiệu.
- Nếu bạn là 1 doanh nghiệp, bạn cần phải nhớ rằng chất lượng là thứ góp phần làm nên thương hiệu, chứ tuyệt nhiên chúng không phải là thương hiệu. Cho dù bạn thực hiện chiến dịch nhắm vào chất lượng thì chất lượng cũng không đại diện cho thương hiệu.
-
>> Tham khảo thêm khoá học Kỹ năng giao tiếp thông minh để có thêm nhiều kiến thức mới về giao tiếp
Vai trò của truyền thông thương hiệu là gì.
Một điều hiểu nhiên ai cũng muốn xây dựng thương hiệu, cho dù đó là tổ chức hay cá nhân. Đối với tổ chức, là các chiến dịch truyền thông, quảng cáo gắn với thương hiệu. Mục đích cuối cùng của truyền thông thương hiệu là tạo niềm tin, thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng. Tuy vậy để đạt được mục tiêu về doanh số truyền thông thương hiệu có những vai trò nhỏ hơn trong đó cụ thể như sau:
Vai trò 1: Tạo dựng niềm tin
Nhắc đến thương hiệu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự tin tưởng. Chính vì vậy vai trò đầu tiên của truyền thông thương hiệu là tạo dựng niềm tin của khách hàng. Việc sử dụng hàng loạt các chiến dịch truyền thông quy mô lớn và liên tục, cùng với sự xuất hiện của các KOL, dẫn chứng khoa học… tạo nên sự tin tưởng thương hiệu đang được nhắc tới.
Đa số các chiến lược truyền thông thương hiệu của các công ty tập đoàn lớn đều áp dụng thuyết nói dối lớn. Theo đó “Lời nói dối lớn như thế nào cũng ko phải là vấn đề, mọi người sẽ dần tin vào điều đó nếu lặp đi lặp lại nhiều lần”. Ở đây tôi không nhắc tới việc các sản phẩm dịch vụ, của doanh nghiệp là lừa đảo;. Điều tôi đang nhắc đến chiến lược quảng cáo lặp đi lặp lại liên tục để tạo nên sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Vai trò 2: Thay đổi quan điểm và hành vi.
Vai trò thứ 2 của tuyền thông thương hiệu là làm thay đổi quan điểm và hành vi của khách hàng theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn. Bằng cách tập trung vào các vấn đề của khách hàng, đưa ra giải pháp hoặc động lực khiến khách hàng dần thay đổi quan điểm theo hướng có lợi. Nếu doanh nghiệp thực hiện truyền thông tạo được niềm tin, nhưng không thay đổi được hành vi của khách hàng thì vẫn bị coi là một chiến dịch thất bại. Nó tương tự như việc cô gái xem bạn là người tốt, nhưng cô ta lại yêu một người khác vậy.
Có một thực tế khi 1 quảng cáo xuất hiện khách hàng sẽ không thực hiện hành vi mua hàng ngay lập tức. Nhưng bằng các chiến lược hợp lý hành vi của khách hàng sẽ dần dần thay đổi theo thời gian. Truyền thông thương hiệu ngoài việc nhắm đến nhu cầu còn tạo ra sự tò mò, kích thích. Từ đó khách hàng sẽ có xu hướng quan tâm và sử dụng thử và thay đổi hành vi một cách từ từ. Sau khi khách hàng đã thay đổi hành vi, nhà truyền thông sẽ tiếp tục kích cầu để tạo ra sự tin tưởng dài hạn.
Vai trò 3: Nâng cao giá trị thương hiệu.
Vai trò tiếp theo của truyền thông thương hiệu là gì? Chắc hẳn bạn từng nghe tới người ta định giá các thương hiệu lớn. Giá trị thương hiệu không phải giá trị ở khối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu nằm ở niềm tin, sự ảnh hưởng sâu rộng của thương hiệu đó đối với người tiêu dùng. Và tất nhiên khi thực hiện truyền thông thương hiệu giá trị của thương hiệu cũng không ngừng tăng lên.
Ngoài tạo ra giá trị riêng cho thương hiệu. Khi thương hiệu tạo dựng được niềm tin và tầm ảnh hưởng sâu rộng, nó sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Ví dụ khi bạn mua Iphone, bạn phải trả một cái giá cao hơn nhiều so với giá trị sử dụng của chiếc điện thoại. Rõ ràng bạn thấy rằng vai trò của thương hiệu là làm tăng giá trị của sản phẩm mà thương hiệu sở hữu.
Vai trò 4: Trở nên quen thuộc và không thể thiếu
Vai trò tiếp theo của truyền thông thương hiệu tạo tạo ra sự quen thuộc và không thể thiếu. Bạn sẽ thấy có những sản phẩm chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng quảng cáo. Bởi lẽ nhà sản xuất mong muốn thương hiệu đó sẽ ăn sâu vào tâm trí bạn. Bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn cũng thấy thương hiệu đó, nó quen thuộc đến mức như là một phần của cuộc sống vậy. “Bạn quên – tôi nhắc, bạn chưa quên tôi cũng nhắc”. Không chỉ tác động đến người xem; việc truyền thông liên tục sẽ vô tình biến bạn thành sứ giả truyền thông cho thương hiệu đó.
Vai trò 5: Kích cầu tiêu thụ sản phẩm
Xét cho đến cùng mọi chiến dịch truyền thông đều nhắm tới mục tiêu gia tăng doanh số và lợi nhuận. Và để gia tăng doanh số chắc chắn bạn phải gia tăng được hành vi mua hàng (chuyển đổi). Và tất nhiên vai trò của truyền thông thương hiệu cũng như vậy. Nó kích cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, truyền thông thương hiệu tốt đồng nghĩa với việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng
Các giai đoạn Các hình thức truyền thông thương hiệu
Như đã nói ở trên, Truyền thông thương hiệu là việc sử dụng các công cụ truyền thông để tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí công chúng. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng để có 1 thương hiệu tốt bạn cần phải tiến hành tổng hoà nhiều biện pháp. Trong đó người ta thực hiện các hình thức truyền thông thương hiệu và giai đoạn truyền thông thương hiệu khác nhau.
Các hình thức truyền thông thương hiệu là gì?
Trên thực tế để có thể tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng của thương hiệu người ta thường sử dụng 2 hình thức chính gồm: Truyền thông thương hiệu trực tiếp và truyền thông thương hiệu gián tiếp. Mỗi một hình thức truyền thông lại có những ưu nhược điểm riêng của nó. Việc sử dụng hình thức truyền thông nào, hay sử dụng kết hợp phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể sử dụng ma trận SWOT để tiến hành phân tích và vạch ra kế hoạch tốt hơn cho doanh nghiệp
Hình thức Truyền thông thương hiệu trực tiếp
Truyền thông thương hiệu trực tiếp là hình thức truyền thông truyền thống. Người ta sử dụng đội ngũ nhân sự trực tiếp tới những nơi đông người giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu. Các địa điểm có thể sử dụng để thực hiện truyền thông trực tiếp là: Khu đông dân cư, toà nhà, chơk, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, sự kiện… Quy mô của hình thức truyền thông này phụ thuộc và tiềm lực của doanh nghiệp. Các công ty nhỏ chỉ sử dụng hình thức truyền thông này trong khu vực nhất định, trong những dịp đặc biệt.
-
-
- Ưu điểm: Thông qua hình thức truyền thông trực tiếp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tâm lý số đông. Việc thuyết phục bằng phương pháp trực tiếp cũng hiệu quả và dễ dàng tạo chuyển đổi hơn. Đồng thời hình thức truyền thông trực tiếp cũng dễ dàng đo lường được hiệu quả doanh số.
- Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là tốn kém, mất thời gian, cần nhiều nhân lực.Các chiến dịch trực tiếp cũng rất khó tạo ra sự lan toả và tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng rất khó đo lường hiệu quả (niềm tin thương hiệu) sau mỗi chiến dịch.
-
Hình thức truyền thông thương hiệu gián tiếp:
Truyền thông thương hiệu gián tiếp là phương thức truyền thông được áp dụng rộng rãi và ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua các hình thức quảng cáo (truyền thống: Banner, tờ rơi, tờ gấp..); truyền thông số (mạng xã hội, quảng cáo ads, web, màn hình lớn,..) doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
-
-
- Ưu điểm: Truyền thông gián tiếp rẻ và hiệu quả hơn rất nhiều so với trực tiếp. Thương hiệu có thể được lan toả tới hàng triệu người ngay lập tức. Phạm vi tiếp cận không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Doanh nghiệp dễ dàng triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu với nhiều mức chi phí khác nhau. Dễ dàng đo lượng hiệu quả thông qua các công cụ đo lường trên mạng xã hội.
- Nhược điểm: Truyền thông gián tiếp rất dễ bị thao túng, định hướng. Doanh nghiệp không thể trực tiếp cảm nhận thái độ, hành vi của người dùng một cách trực tiếp…
-
Kết luận về truyền thông thương hiệu
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về truyền thông thương hiệu, và các vấn đề xoay quanh chủ đề này. Theo đó: Truyền thông thương hiệu là thực hiện các biện pháp truyền thông mà ở đó quá trình truyền thông nhắm vào vào tập hợp các dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản phẩm, đơn vị, doanh nghiệp. Các chiến dịch truyền thông thương hiệu cần thực hiện một cách linh hoạt. Đúng lúc, đúng định hướng, đúng chiến lược kinh doanh, và phù hợp với ngân sách, được xem là những điều làm nên thành công của Truyền thông thương hiêu.
Trong bài tiếp theo tôi sẽ cùng các bạn phân tích kĩ hơn về từng chiến lược truyền thông thương hiệu. Mong rằng với những gì tôi vừa chia sẻ cho các bạn; sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc của các bạn. Và tôi là Trịnh Đức Dương.