Văn hoá doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, vai trò và cách xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bạn cần hiểu đúng, hiểu đủ, và hiểu 1 cách chính xác về văn hoá doanh nghiệp. Việc hiểu một cách chính xác giúp tạo nên chuỗi tài sản vô hình, và thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Tóm Tắt Nội dung
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là cụm từ được nhắc đi nhắc lại, đi đâu bạn cũng có thể nghe thấy cụm từ này. Từ nhân viên cho đến chủ doanh nghiệp, ai cũng biết cần phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các công ty lớn thì luôn ca ngợi văn hoá doanh nghiệp như một điều kì diệu. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng hiểu đủ và biết cách để xây dựng được văn hoá cho doanh nghiệp của mình. Vậy Văn hoá doanh nghiệp là gì, tại sao nó lại được nhắc nhiều đến vậy.
Thế nào là văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là tập hợp những giá trị văn hoá, niềm tin, phương pháp làm việc trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp còn là cách hành xử giữa nhân viên với nhân viên, giữ nhân viên với khách hàng. Văn hoá doanh nghiệp là giá trị, là khuôn mẫu mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức cũng phải công nhận và tuân theo. Nó hình thành xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tôi muốn nhấn mạnh đến khái niệm công nhận, tuân theo và hình thành xuyên suốt. Với Văn hoá doanh nghiệp, nó phải được mọi người công nhận như một phần của công việc và cách hành xử. Những người tham gia vào doanh nghiệp buộc phải tuân theo các hệ văn hoá đã có của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận. Không chỉ có vậy Văn hoá phải đi sâu vào suy nghĩ, lời nói, hành động như một thói quen. Văn hoá doanh nghiệp được ví như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. Văn hoá doanh nghiệp còn là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Phương tiện thể hiện văn hoá doanh nghiệp
Chúng ta đã định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên văn hoá doanh nghiệp được thể hiện qua những hình thái nào? Cho dù văn hoá doanh nghiệp có như thế nào đi nữa thì nó cũng đều bám sát vào tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đồng thời văn hoá doanh nghiệp được thể hiện qua 2 yếu tố chính là hữu hình và vô hình.
Giá trị hữu hình: Giá trị hữu hình của văn hoá doanh nghiệp được thể hiện qua bộ nhận diện thương hiệu; đồng phục, slogan, nghi thức, các quy định, các hoạt động, nhạc phim, intro….
Giá trị vô hình: Điều làm nên sự khác biệt của văn hoá của các doanh nghiệp là các giá trị vô hình. Những thái độ của nhân viên, thái độ, thói quen phong cách làm việc, cách hành xử giữa các nhân viên. Những giá trị vô hình này tích hình thành từ lúc thành lập doanh nghiệp. Những hành xử giữa người với người thường bắt nguồn phong của người lãnh đạo (với doanh nghiệp nhỏ). Văn hoá doanh nghiệp giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiêm một cách vững mạnh
Giá trị hình thành văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều những yếu tố và giá trị xây dựng nên văn hoá của một doanh nghiệp. Tuy nhiên bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào đều có những giá trị cơ bản bao gồm: Sự thành thực; Tự giác; Đoàn kết, Chia sẻ; Sáng tạo; và Học hỏi. Vậy các giá trị cụ thể hình thành văn hoá doanh nghiệp là gì
Sự thành thực trong văn hoá doanh nghiệp là gì?
Yếu tố đầu tiên cần phải kể đến đó là “thành thực” hay trung thực. Sẽ không có một tổ chức thống nhất, đoàn kết nếu nó được xây dựng từ sự gian dối, và những con người gian dối. Tổ chức mạnh là tổ chức mà ở đó có những cái nhân dám nói thật, dám chịu trách nhiệm, và cam kết thực hiện.
Thông thường các cấp lãnh đạo luôn mong muốn sự trung thực của nhân viên. Thế nhưng một số người quên mất rằng họ là tấm gương cho mọi người noi theo. Nếu bạn nghiêm túc, thành thực, nghiêm khắc với bản thân, và là người sẵn sàng chịu trách nhiệm. Lúc này những người quản lý cấp dưới và nhân viên sẽ học theo tác phong của bạn. Hãy nhớ rằng người lãnh đạo là người tiên phong, thành hay bại mọi chuyện đều bắt nguồn từ bạn.
Sự tự giác giá trị hình thành văn hoá doanh nghiệp là gì?
Trong mọi trường hợp sự tự giác luôn được đề cao. Cho dù là doanh nghiệp, tổ chức, hay một quốc gia, mọi người đều đề cao tính tự giác. Quy định, chế tài chỉ nhằm mục đích răn đe để định hướng những còn người “lệch chuẩn”. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hãy hình thành cho nhân viên của mình tính tự giác.
Việc tự giác không chỉ nằm ở việc chấp nhận những nội quy quy định một cách không chống đối. Nếu chỉ đơn thuần như vậy thì nó chỉ dừng lại ở chấp hành chứ không phải tự giác. Tự giác là việc hình thành một thói quen, chủ động theo hướng tích cực trong mọi trường hợp.
Chia sẻ, đoàn kết là giá trị cốt lõi
Đoàn kết và chia sẻ là một trong những giá trị cốt lõi nhất của văn hoá doanh nghiệp. Đoàn kết tạo ra tính thống nhất, chia sẻ tạo ra sự kết nối. Chia sẻ thông tin, chia sẻ kiến thức luôn là cách để thấu hiểu và nâng cao kiến thức. Nếu bạn xây dựng văn hoá doanh nghiệp mà quên đi yếu tố chia sẻ thì chắc chắn rằng sẽ khó để duy trì một tổ chức vững mạnh
Tính sáng tạo và học hỏi
Hãy hình thành cho doanh nghiệp của bạn tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng. Rất nhiều tổ chức tôi từng làm việc, nhân viên rất thụ động và thiếu tinh thần học hỏi. Thực sự nếu doanh nghiệp mà có nhiều con người có tính an toàn mà không cầu tiến nó sẽ kéo lùi doanh nghiệp và tổ chức của bạn.
Lợi ích của văn hoá doanh nghiệp là gì?
Không ai có thể phủ nhận được lợi ích mà văn hoá doanh nghiệp mang lại. Tôi đã từng gặp những anh chị nói với tôi rằng, công ty anh không có văn hoá, mọi người tự do. Nhưng thưa quý anh chị, tự do cũng là 1 loại văn hoá của doanh nghiệp. Nhưng một điều rõ ràng ai cũng thấy đó là: văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến con người và lợi ích doanh nghiệp một cách rất rõ ràng.
Văn hoá doanh nghiệp định hình phong cách mỗi con người.
Điều đầu tiên mà lợi ích của văn hoá doanh nghiệp đó là định hình lại phong cách của mỗi con người trong tổ chức. Bằng một cách tự nhiên hay “ép buộc” tất cả mọi con người trong tổ chức có thể có tính cách khác nhau. Nhưng tuyệt nhiên tất cả họ có một phong cách làm việc tương tự, ít nhất là trong lúc làm việc và sinh hoạt chung. Một nhân viên mới sẽ bị “đồng hoá” bởi những người đi trước. Từ cách ăn nói, hành xử, giúp đỡ nhau; hay những việc rất nhỏ góc làm việc cũng có những nét tương đồng.
Một doanh nghiệp có văn hoá rõ nét khi mà văn hoá được đưa vào bộ khung quản lý. Lúc này có thể kỷ luật không phải là yếu tố được nhắc đến; nhưng nó lại thể hiện một cách rõ nét ý thức của chủ doanh nghiệp. Tôi lấy một ví dụ: khi vào siêu thị bảo vệ chào hỏi, dắt xe, nhân viên mở cửa cúi đầu chào. Vâng chắc chắn lúc này văn hoá doanh nghiệp đã được điều chỉnh bởi các quy định. Sẽ rất ít hoặc không có những hành vi “bắt trước” trong những trường hợp này. Vì vậy yếu tố văn hoá doanh nghiệp hãy đưa nó vào quy định chung của công ty.
Văn hoá doanh nghiệp giúp tuyển chọn người tài.
Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, những người tài luôn có kỷ luật và phong cách riêng. Vì vậy có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp tuyển nhân sự bị “gãy văn hoá”. Họ thường không thể chịu đựng được cảnh mỗi người một ý. Có 2 trường hợp sẽ sảy ra nếu công ty có những nhân sự tài năng mà doanh nghiệp không có văn hoá riêng rõ nét: Từ bỏ môi trường làm việc, và Tạo dựng nhiều văn hoá riêng trong một công ty.
Từ bỏ môi trường làm việc: Một cách đơn giản cho những người tài khi vào một doanh nghiệp “lộn xộn” là từ bỏ. Họ sẽ không thể làm việc với một tổ chức mà ai thích làm gì thì làm, mỗi người một kiểu. Một cách thô thiển người ta hay gọi đó là vô văn hoá, vô tổ chức. Vì vậy ngoài lương, chế độ đãi ngộ tốt hãy tập trung xây dựng văn hoá riêng cho doanh nghiệp.
Tạo dựng văn hoá riêng: Trường hợp thứ 2 này rất dễ sảy ra khi công ty có nhiều nhân sự. Trong đó các nhân sự nòng cốt có những phong cách riêng. Lúc này họ sẽ định hình văn hoá nhân sự bên dưới của họ giống với phong cách của riêng họ. Như vậy sẽ hình thành nên các nhóm quyền lực, và bạn rất dễ mất nhân sự khi người này nghỉ việc.
Tham khảo thêm về làm việc và xây dựng đội nhóm tại: https://bit.ly/2HMppNw
Cách Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Chúng ta đã tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp là gì. Như vậy bạn có thể nhận thấy một điều rằng để có thể phát triển và xây dựng VHDN buộc bạn phải bám sát vào các mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cũng cần định hình văn hoá cho mỗi cá nhân thông qua quy trình tuyển dụng và đào tạo. Bây giờ tôi sẽ cùng các bạn tim khám phá quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Hệ giá trị cốt lõi trong văn hoá doanh nghiệp.
Trước khi thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp những người đứng đầu cần xác định kỹ về hệ giá trị cốt lõi. Trong đó có 6 yếu tố căn bản bắt buộc doanh nghiệp bạn phải có. Cùng xem sẽ điểm qua 6 giá trị cốt lõi trong văn hoá doanh nghiệp là gì nhé
-
-
- Khẩu hiệu (slogan): Thể hiện được tinh thần, định hướng và mong muốn của chủ doanh nghiệp với đứa con của mình.
- Tầm nhìn: Cho thấy mong muốn nguyện vọng của chủ doanh nghiệp. Qua đó giúp nhân viên định hình được tương lai. Nhân viên biết và hiểu công việc của mình đóng góp như thế nào cho quá trình phát triển chung.
- Sứ mệnh: sứ mệnh mà doanh nghiệp của bạn hướng đến là gì. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động, giúp nhân viên hiểu tin tưởng vào con đường mà lãnh đạo công ty đã chọn.
- Giá trị cốt lõi: Hay còn gọi là giá trị định hướng của doanh nghiệp, nó gắn liền và xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cho dù cách thức, nhiệm vụ của doanh nghiệp có thay đổi thì giá trị cốt lõi vẫn luôn được duy trì
- Triết lý kinh doanh: Là hệ thống các nguyên tắc trong kinh doanh buộc nhân viên phải bám sát. Qua đó giúp định hướng phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên
- Quy tắc ứng xử: Là hệ thống các nguyên tắc ứng xử, tác phong làm việc của nhân viên. Trong đó có bộ quy tắc ứng xử nội bộ và quy tắc ứng xử với khách hàng. Điều này tạo ra tính thống nhất và văn hoá ứng xử riêng cho doanh nghiệp của bạn.
-
Hệ văn hoá ứng xử trong văn hoá doanh nghiệp là gì.
Ở phần trên tôi đã chia sẻ cho bạn về hệ giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là gì. Theo đó những hệ giá trị ban đầu được đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập. Đôi khi giá trị cốt lõi, tầm nhìn, xứ mệnh hình thành ngay khi xuất hiện ý tưởng kinh doanh. Thế nhưng với Văn hoá ứng xử thì khác. Vì vậy tôi muốn dành một mục riêng để nói về văn hoá ứng xử trong văn hoá doanh nghiệp. Theo đó văn hoá ứng xử được chia làm 2 nhóm gồm văn hoá công sở, và văn hoá ứng xử với khách hàng. Ngoài ra chúng ta còn hệ thống các văn hoá ứng xử khác như: Văn hoá hội họp, văn hoá vui chơi giải chí, giải quyết mâu thuẫn, hỗ trợ…
Văn hoá ứng xử công sở
Tôi muốn gộp phần văn hoá giao tiếp và tác phong làm việc vào văn hoá ứng xử. Theo đó để có thể xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công, bạn buộc phải có bộ quy tác cho phần văn hoá này.
-
-
- Tác phong làm việc: Là cách thức thực hiện một công việc của các cá nhân. Để nâng tầm nó thành văn hoá thì bạn cần xây dựng một tập hợp các quy tắc riêng.
- Trang phục: Cho dù doanh nghiệp bạn có đồng phục hay không, bạn cũng cần có các quy định về trang phục, đầu tóc…
- Văn hoá chào hỏi: Những việc nhỏ nhặt như chào hỏi cũng được quy định một cách chặt chẽ chẳng hạn cúi đầu, bắt tay, nội dung câu chào… cũng cần được chuẩn hoá
- Văn hoá giới thiệu: Cho dù là giới thiệu nhân viên mới hay giới thiệu thuyết trình.. bạn cần đưa ra quy tắc để tạo ra tính thống nhất.
- Văn hoá nói chuyện: Tương tự bạn cần đưa ra các chuẩn mực trong giao tiếp hàng ngày. Những gì được chia sẻ, những gì được nói những gì không.
- Quy trình xử lý công việc: Hãy rõ ràng trong quy trình xử lý công việc. Đừng để nhân viên của bạn bị bơ vơ. Trách nhiệm đùn đẩy từ bộ phận này sang bộ phận khác.
- Văn hoá tiếp nhận, bàn giao công việc: Đưa vào văn bản nội quy quy định của công ty bạn về văn hoá tiếp nhận và bàn giao công việc chuẩn
- Văn hoá phối hợp phòng ban: Hãy quy định rõ về trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ cụ thể của các phòng ban. Quá trình phối kết hợp giải quyết công việc được thực hiện như thế nào.
-
Xây dựng văn hoá ứng xử với khách hàng.
Khách hàng là đối tượng trực tiếp giúp tạo ra doanh số cho doanh nghiệp. Bạn cần có quy trình chăm sóc riêng, nhưng không phải việc đội khách hàng lên đầu. Vậy ứng xử với khách hàng trong văn hoá doanh nghiệp là gì?
-
-
- Quy trình chăm sóc khách hàng: Quy trình chăm sóc khách hàng bao gồm: Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến mãi, hậu mãi, bảo trì, bảo dưỡng… Tất cả các công đoạn từ lúc tiếp xúc với khách hàng cho đến chăm sóc sau bán hàng cần được quy định rõ ràng. Việc lặp đi lặp lại có chủ đích và giống nhau sẽ giúp hình thành văn hoá doanh nghiệp trong mắt khách hàng
- Văn hoá ứng ửng với khách hàng: Bao gồm tập hợp các tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân viên với khách hàng của mình. Cho dù là chú bảo vệ hay cô lao công cho đến giám đốc cần “nói cùng một loại ngôn ngữ”
- Quy trình nhận khiếu nại dịch vụ: Khiếu nại và báo hỏng dịch vụ là công việc thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là quy trình chăm sóc đặc biệt, xử lý không khéo sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy đừng quên đưa phần này vào quy tắc
- Quy trình từ chối phục vụ: Không phải khách hàng nào chúng ta cũng phục vụ. Vậy trường hợp nào thì từ chối phục vụ. Quy trình đó được thực hiện như thế nào, hãy đào tạo cho nhân viên về vấn đề này
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp không phải muốn nói xây dựng là xây dựng được. Nhưng việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp không phải là không thể. Thông thường có 3 yếu tố giúp hình thành văn hoá doanh nghiệp. Vậy yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là gì?
1. Hành vi ứng xử (behaviours) trong VH doanh nghiệp là gì
Như đã chia sẻ ở trên, Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các hành vi ứng xử. Theo đó để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp buộc bạn phải xây dựng được hệ thống các quy tắc ứng xử. Từ những công việc nhỏ nhất đều phải được thực hiện một cách thống nhất.
Khái niệm chuyên nghiệp và nghiệp dư khác nhau chỉ ở tính nhất quán. Không một tổ chức nào được cho là chuyên nghiệp khi mỗi cá nhận hành động theo một cách khác nhau. Với mỗi các nhân chỉ được gọi là chuyên nghiệp khi họ đạt được tác phong chuẩn của lĩnh vực mà mình tham gia. Vì vậy yếu tố đầu tiên của văn hoá doanh nghiệp đó là hệ thống các hành vi ứng xử.
2. Hệ thống & quy trình triển khai (systems)
Sau khi bạn đã định hình được những gì cần thực hiện thì yếu tố thứ 2 xuất hiện. Quy tắc không phải để nói cho vui, để hình thành được văn hoá doanh nghiệp bạn cần hệ thống quá quy tắc. Mọi yêu cầu đều được hệ thống, đưa ra quy trình triển khai và thực hiện đào tạo.
Không một tổ chức nào có văn hoá tốt mà thực hiện thông qua truyền miệng cả. Vì vậy nghiệp vụ của những người làm văn hoá doanh nghiệp là thực hiện hệ thống quá các yêu cầu. Đưa các yêu cầu thành quy định và văn bản hành chính. Có như vậy mọi mệnh lệnh mới được thực thi một cách đồng bộ và thống nhất
3. Thói quen thông lệ (practices) trong văn hoá doanh nghiệp là gì
Mục tiêu cuối cùng sau mọi nỗ lực từ việc hình thành ý tưởng đến hệ thống hoá đó là hình thành thói quen. Khi có quy định mới sẽ có những bước lấn cấn trong công tác triển khai. Sau thời gian hoạt động và thực hiện lâu dài lúc này thói quen xuất hiện. Các nhân viên, phòng ban sẽ tự điều chỉnh để văn hoá doanh nghiệp được thực thi đầy đủ. Những nhân viên mới buộc phải thay đổi văn hoá ứng xử để phù hợp với môi trường mới. Lúc này văn hoá doanh nghiệp mới thực sự được định hình và lan toả.
Quy trình Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là gì?
Để thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp bạn cần thực hiện qua 5 bước cơ bản: Xây dựng chiến lược và mục tiêu; Tuyển dụng nhân sự; Đào tạo phát triển; đánh giá nhân sự; khen thưởng hoặc đào thải. Những bước thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp này có thể được thay đổi sao cho phù hợp với mục tiêu chung. Vậy quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp được thực hiện như thế nào:
Bước 1: Xây dựng Chiến lược và mục tiêu
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là xây dựng chiến lược và mục tiêu. Nó bao gồm tất cả các quy định mà chúng tôi đã nên từ đầu bài đến giờ. Công ty cần thực hiện xây dựng nên các quy định về văn hoá doanh nghiệp. Lãnh đạo cần định hình về doanh nghiệp của mình sẽ như thế nào sau đó triển khai đến các bộ phận để triển khai. Bộ phận hành chính nhân sự là bộ phận quan trọng nhất trong việc triển khai văn hoá doanh nghiệp. Bạn là chủ doanh nghiệp cần đào tạo một cách nghiêm túc
Bước 2: Tuyển dụng nhân sự
Bây giờ công tác tuyển dụng nhân sự được đề cao. Ở bước này nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm ra những nhân sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Không phải cứ nhân sự giỏi là nhân sự được đề cao; thông qua Cách viết CV của ứng viên bạn sẽ nhìn nhận một cách chính xác về con người của ứng viên. Với doanh nghiệp việc tìm được nhân sự phù hợp quan trọng hơn tài năng. Ví dụ văn hoá doanh nghiệp bạn là làm 12 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần. Lúc này bạn không thể tuyển một nhân sự mong muốn làm 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần được. Bởi lẽ nhân sự này sẽ nhanh chóng rời bỏ vị trí gây tốn kém rất lớn do doanh nghiệp.
Bước 3: Đào tạo phát triển
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện với nhân sự mới là đạo tạo. Quy trình đào tạo được thực hiện thường xuyên. Với nhân sự mới đào tạo hội nhập giúp nhân sự định hình được văn hoá doanh nghiệp. Qua đó hiểu quy trình làm việc, dễ dàng thích nghi với môi trường mới hơn. Quá trình đào tạo được thực hiện thường xuyên theo từng bộ phận riêng biệt.
Bước 4: Đánh giá nhân sự
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp và thực hiện đánh giá nhân sự. Việc thực hiện đánh giá khả năng thích nghi công việc của nhân sự quan trọng như đánh giá năng lực. Tính phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp cực kì quan trọng. Bạn không thể hi sinh văn hoá mà doanh nghiệp để đổi lấy một nhân sự có năng lực. Bởi lẽ sớm muộn những nhân sự dạng này sẽ phá vỡ cấu trúc doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Khen thưởng hoặc đào thải.
Cuối cùng là khen thưởng hoặc đào thải. Quy trình đánh giá khắt khe giúp ban tuyển lựa được những nhân sự tốt, phù hợp. Những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu hãy mạnh dạn đào thải. Nhưng hãy nhớ đã có phạt phải có thưởng. Những người làm tốt nên được thừa nhận có như vậy mới tạo động lực để doanh nghiệp phát triển.
Tạm kết về Văn hoá Doanh nghiệp là gì
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về Văn hoá doanh nghiệp là gì. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cho bạn nhiều hơn về những khía cạnh khác nhau trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Việc hiểu đúng Đặc điểm, vai trò và cách xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp tạo tiền đề cho bạn phát triển doanh nghiệp của mình tốt hơn.
Mong rằng với những chia sẻ của tôi về văn hoá doanh nghiệp giúp bạn có thêm được cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề này. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến đóng góp nào khác cho chủ đề văn hoá doanh nghiệp là gì; vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. Trinhducduong.com luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp từ phia đọc giả.